Bạn đang nuôi tôm thẻ chân trăng thâm canh và siêu thâm canh? Bản tin này rất thú vị và sẽ cung cấp thông tin rất hữu ích về mức nitrite ảnh hưỡng lâu dài đối với tôm thẻ chân trắng.
Nghiên cứu của Huang et al. (2020) báo cáo rằng nitrite có ảnh hưởng ảnh hưởng lên tăng trưởng và miễn dịch của tôm thẻ chân trắng giai đoạn giống (0,51 ± 0,05 g). Trong đó tăng trưởng của tôm giảm đáng kể sau 30 ngày nuôi ở nồng độ nitrite 20 mg/L. Ngoài ra, biểu hiện của các gen liên quan đến hệ miễn dịch không đặc hiệu có vai trò ngăn chặn sự lây nhiễm mầm bệnh như gen IMD và Toll ở tôm nuôi trong nồng độ nitrite cao (20 mg/L) tăng cao hơn ở nồng độ nitrite thấp (2 mg/L). Các vi khuẩn Bacteroidetes, Proteobacteria và Actinobacteria là các ngành chiếm ưu thế trong đường ruột của tôm nuôi trong môi trường nitrite. Thêm vào đó, nồng độ nitrite cao làm gia tăng sự đa dạng của hệ vi khuẩn. Mật độ của các mầm bệnh cơ hội như Pseudoalteromonadaceae và Vibrionaceae cũng tăng ở tôm nuôi trong môi trường nitrite 20 mg/L. Kết quả này chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng có thể chịu đựng được nồng độ nitrite thấp hơn 6,67 mg/L nhưng khi tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao hơn 6,67 mg/L sẽ là giảm tăng trưởng và mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của tôm.
(Nguồn tin: TS. Nguyễn Thị Kim Hà, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ lược dịch từ nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0044848620303240, truy cập ngày 01-06-2022)
Hình: Ảnh hưởng của nitrite lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng