Hỏi và đáp về Maic

Chuyên mục các câu hỏi thường gặp của MAIC

Trả lời:

Dĩ nhiên là được nếu pha đúng thành phần của nước biển thì càng tốt. Tuy nhiên, một số yếu tố vi lượng có hàm lượng rất thấp nên nước lợ pha từ các muối có thể đảm bảo một số ion chính. Hiện có nhiều nghiên cứu về sử dụng nước lợ pha từ muối trong ương, nuôi tôm. Một số vùng nuôi có độ mặn thấp, các nghiên cứu về bổ sung các các muối khoáng thiết yếu như NaCl, MgSO4, MgCl2, CaCl2, KCl, and NaHCO3 cũng cho kết quả khả quan.

Trả lời:

Đông trùng hạ thảo đã được nghiên cứu trong việc cải thiện tăng trưởng, miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là có để cho tôm ăn không? Giá thành? Thay vào đó, có nhiều loại khác cũng chứa những hợp chất có hoạt tính sinh học cao có thể sử dụng trên tôm với chi phí rẻ hơn nhiều như rong biển, nấm men, thảo dược…

Trả lời:

β-glucan là một polysaccharide được cấu thành từ các monosaccharide. Vị trí liên kết của các monosaccharide trong chuỗi đã hình thành nên những hợp chất với tên gọi khác nhau như là: agar (β-1,3-1,4-glucan), alginate (β-1,4 glucan), carrageenan (β-1,3-1,4-glucan), fucoidan (β-1,3- glucan), laminarin (β-1,3-1,6-glucan)… β-glucan có thể ly trích từ nhiều nuồn khác nhau như rong biển, ngũ cốc, nấm, vi tảo…. Hoạt tính sinh học phụ thuộc vào nguồn chiết xuất, do đó người nuôi nên chọn những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng.

Trả lời:

Sắt (Fe) trong môi trường nước rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật. Tuy nhiên, nếu hàm lượng quá cao cũng gây ảnh hưởng đến thủy sản. Fe hòa tan tan trong nước có 2 dạng Fe2+ và Fe3+, trong đó Fe2+ rất độ đối với động vật thủy sản. Tổng 2 dạng Fe2+ và Fe3+ trong nước được gọi là Fe tổng số. Fe tổng số phù hợp trong ao nuôi thủy sản dao độ từ 0,05-0,5 mg/L. Thiếu Fe hoặc Fe quá cao cũng ức chế sự phát triển của tảo trong môi trường.

Trả lời:

Tôm thiếu khoáng thướng gặp ở trường hợp nuôi ở độ muối thấp, độ cứng thấp, kiềm thấp; mật độ nuôi quá cao; thức ăn không đủ; thành phần ion trong nước không cần bằng… Biểu hiện của tôm thiếu khoáng là:

  • Chu kỳ lọt kéo dài ® Tôm chậm lớn
  • Mềm vỏ
  • Dễ bị cong thân
  • Tỉ lệ ăn nhau cao

Trả lời:

Chu kỳ lột xác của tôm chua thành nhiều giai đoạn, bao gồm giai đoạn  sau lột xác (A, B), giữa lột xác C (giai đoạn cứng vỏ, giai đoạn  trước lột xác D (D1, D2..), và giai đoạn lột xác E (lớp vỏ bung ra).

Đối với nhu cầu oxy hòa tan trong chu kỳ lột xác, một vài nghiên cứu cho thấy giai đoạn trước lột xác (D) nhu cầu oxy tang 7,6%, giai đoạn lột xác (E) nhu cầu oxy tang 12,2%, và sau khi lột xác nhu cầu oxy tang 86,2%. Đây cũng là lý do vì sau tôm sẽ chết sau khi lột nếu ao nuôi có hàm lượng oxy thấp, đặc biệt là các yếu tố gây độc cao như NH3, NO3-, H2S cao.

Trả lời:

Căn cứ vào nồng độ, thành phần muối hòa tan và vào thành pần khu hệ thủy sinh vật tương ứng, người ta chia nước thiên nhiên thành 4 loại (Constantinov, 1967):

  • Nước ngọt: có độ mặn <0,5‰
  • Nước lợ: có độ mặn từ 0,5-30‰

+ Nước lợ nhạt:     có độ mặn từ 0,5-5‰

+ Nước lợ vừa       có độ mặn từ 5-18‰

+Nước lợ mặn:      Có độ mặn từ 18-30‰

  • Nước mặn: có độ mặn từ 30-40‰
  • Nước quá mặn: có độ mặn > 40‰

Như vậy, đối với những vùng nuôi tôm nước lợ ở độ muối thấp có thể xác định có độ muối từ 0,5-5‰ (lợ nhạt)

Trả lời:

Độ cứng là hàm lượng Ca2+ và Mg2+ được biểu thị bằng hàm lượng CaCO3/L, các ion hóa trị 2 khác cũng gây nên độ cứng của nước nhưng ở hàm lượng rất thấp. Độ cứng cũng được biểu thị bằng đơn vị mili đương lượng trên lít (meq/L) hoặc theo đơn vị vị của Đức là dGH. 1 meq = 50 mg CaCO3/L = 2,81 dGH. Như vậy, 1 dGH = 50/2,81 = 17,9 mg CaCO3/L. Đó là lý do vì sau khi sử dụng các test kit đo cứng theo đơn vị dGH của Đức, người nuôi lấy số giọt (số dGH) nhân với hệ số 17,9. Thông thường trong nuôi thủy sản ở Việt Nam, độ cứng thường được sử dụng đơn vị mgCaCO3/L. Có thể chuyển đổi online theo đường link: https://www.lenntech.com/calculators/hardness/hardness.htm

Trả lời:

Độ kiềm thể hiện tính bazơ của nước, trong đó nhiều nhất là hàm lượng các ion HCO3- và CO32- trong nước. Độ kiềm tổng cộng được biểu thị bằng mg CaCO3/L. Tuy nhiên, cũng đôi khi được sử dụng đơn vị dKH hoặc mili đương lượng trên lít (meq/L). Có thể chuyển đổi các đơn vị như sau: 1 meq = 50 mgCaCO3/L = 2,8 dKH. Như vậy 1 dKH = 50/2,8 = 17,85 mgCaCO3/L. Dựa vào sự chuyển đổi này người nuôi có thể sử dụng các test kit có đơn vị đo khác nhau. Đó là lý do vì sau khi sử dụng các test kit đo độ kiềm theo đơn vị dKH của Đức, người nuôi lấy số giọt (số dGH) nhân với hệ số 17,9. Thông thường trong nuôi thủy sản ở Việt Nam, đơn vị mgCaCO3/L được sử dụng rộng rãi. Có thể chuyển đổi online theo đường link: https://www.hamzasreef.com/Contents/Calculators/AlkConversion.php

Trả lời: Thường Natri và Clo thì không thiếu nên ít có nghiên cứu.

Trong môi trường nước biển, ít thiếu ma giê, còn nước ngọt cần bổ sung đầy đủ ma giê trong thức ăn.

Canxi tham gia vào nhiều quá trình sinh lý sinh hóa trong cơ thể: tham gia vào quá trình tạo lớp giáp xác của tôm, quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.

Phốt pho là thành phần của hợp chất cung cấp năng lượng của tế bào (ATP), lipid màng tế bào, một số coenzyme, ADN…

Trong thức ăn, quan trọng nhất là tỷ lệ canxi và phốt pho do lượng phốt pho quá nhiều hay quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi.

Trả lời: Khoáng hay còn gọi là tro, là phần còn lại sau khi vật chất bị đốt cháy, khoáng có màu trắng hoặc xám. Khoáng bao gồm khoáng đa lượng (lượng nhiều) và khoáng vi lượng (lượng ít). Khoáng đa lượng bao gồm: Canxi, phốt pho, Ma giê, Natri, Clo và Kali.

Trong nước biển có sẵn canxi, natri, Clo và ma giê, trong nước ngọt thì thiếu. Tôm có khả năng hấp thu khoáng từ môi trường nước.

Trả lời:

-  Nước là môi trường sống của tôm. Thức ăn sẽ tan rã trong nước và thời gian ăn của tôm lâu cho nên 1) thức ăn phải bền, 2) huấn luyện tôm ăn đúng giờ, đúng nơi

- Thức ăn tôm (đạm cao) bị tan rã sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi

- Cho tôm ăn khẩu phần hợp lý (có điều chỉnh theo điều kiện môi trường)

- Lượng thức ăn cho ăn và chất lượng thức ăn của tôm thay đổi tùy thuộc vào mô hình nuôi (nuôi quảng canh: tận dụng thức ăn tự nhiên; nuôi thâm canh hoặc siêu thâm canh: thức ăn cung cấp phải thỏa mãn nhu cầu của tôm)

Trả lời: protein tươi là protein ghi trên bao bì. Protein khô là protein được tính toán dựa theo protein tươi và ẩm độ có trong thức ăn.

Ví dụ: trên bao bì thức ăn tôm max 11% ẩm, min 35% protein. 35% là protein tươi, protein khô = 35 x 100/(100 – 11) = 39,3%. Như vậy, có thể xem thức ăn này có hàm lượng protein khô xấp xỉ 40%.

Trả lời: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu về đạm của tôm thẻ chân trắng dao động từ 20-45% tùy thuộc vào kích cỡ, điều kiện môi trường nước, đặc điểm của loại thức ăn như là chất lượng protein, năng lượng, độ ngon miệng… Nghiên cứu trên bể cho thấy tôm giai đoạn nhỏ (0,65 g) (~1000-1500 con/kg) thì tăng trưởng không khác biệt khi cho ăn thức ăn có 25, 30, 35, 40, 45 và 50% đạm thô trong thời gian 36 ngày ương. Ở tôm có trọng lượng 4,8 g (200 con/kg) thì tăng trưởng nhanh hơn ở đạm 35% và khi tôm ở giai đoạn 10,5 g (100 con/kg) thì hàm lượng đạm thô trong thức ăn khoảng 32%. Thực tế ngoài ao nuôi tôm được cho ăn có hàm lượng đạm cao hơn (không vượt quá 45%).

Trả lời: Tôm tăng nhu cầu về oxy vào lúc trước lột xác, đang lột xác và sau khi lột xác. Tuy nhiên, nhu cầu về oxy của tôm cao nhất sau khi lột xác đến đến cao hơn 80% về nhu cầu oxy bình thường. Do đó, cần lưu ý ở những cao nuôi oxy tương đối thấp thì tôm sau khi lột xác sẽ thiếu oxy do tôm sử dụng nhiều oxy hơn trong giai đoạn này. Đây cũng là lý do vì sao yêu cầu về oxy trong ao nuôi tôm phải lớn hơn 5,0 mg/L.

Trả lời: Nanobubble là bọt khí có đường kính nhỏ hơn 1000 nm (hay 1 µm). Trong khi đó, microbuble thì là những bọt khí có đường kính từ 1-10 µm. Khi tạo ra bọt khí, kích thước bọt khí nabobubble còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như là pH nước. Người nuôi sẽ khó khăn trong việc nhận biết vì không có phương pháp đo.

Trả lời: Đối với nguyên tắc tôm hữu cơ Việt Nam có thể tham khảo TCVN 11041-8:2018. Tham khảo tại [http://tieuchuan.mard.gov.vn/ViewDetails.aspx?id=9102&lv=11&cap=1]. Theo đó, nuôi tôm hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau: a) Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc từ tự nhiên; b) Sử dụng giống tôm có khả năng kháng bệnh; c) Duy trì môi trường nước lành mạnh và bảo tồn các hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái trên cạn xung quanh; d) Sử dụng thức ăn cho tôm từ nguyên liệu thủy sản được khai thác bền vững, thức ăn hỗn hợp chế biến từ các thành phần nguyên liệu hữu cơ và các thành phần có nguồn gốc tự nhiên; và e) Tránh gây hại đối với các loài cần bảo tồn trong quá trình nuôi tôm hữu cơ.

Trả lời: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trứng nở và tỉ lệ sống của ấu trùng lên PL15 là từ 28-30oC. Khi nhiệt độ cao thì thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng sẽ dài hơn. Giai đoạn từ PL15-PL60 thì tăng trưởng nhanh ở nhiệt độ cao (33-37oC) nhưng tỉ lệ sống thấp (Đỗ Văn Bước và ctv, 2021).  

Trả lời: Hiện nay mật độ ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc tốt nhất là 200 ấu trùng/lít. Tỉ lệ sống của Postlarvae dao động trong khoảng 50-60%, năng suất từ 100.000-120.000 Postlarvae /m3 (Sổ tay Kỹ thuật ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ).

Trả lời: Kết quả thử nghiệm cho thấy, nguồn carbon có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, bổ sung nguồn carbon từ đường cát là tốt nhất và tỉ lệ C/N = 20.

Trả lời: Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thì nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nở và phát triển của ấu trùng tôm sú. Cụ thể, ở nhiệt độ 34oC trứng không nở nhưng ở nhiệt độ 32oC thì thời gian phát triển phôi ngắn, chiều dài của hậu ấu trùng (PL15) lớn hơn ấu trùng ương ở 28oC. Giai đoạn tôm PL15-PL60 thì nhiệt độ tối ưu cho tăng trưởng khối lượng và chiều dài là 30-31oC, và thấp nhất ở 27-28oC. Tôm chết hoàn toàn khi ương ở nhiệt độ 36-37oC (Đỗ Văn Bước và ctv, 2021).

Trả lời: Ngày 12/4/2022, Ủy ban châu Âu (EU) ban hành quy định số 2022/617, thay thế quy định 1881/2006 về dư lượng tối đa của thủy ngân trong thủy sản. Theo đó, dư lượng Hg trong thủy sản được qui định dao động từ 0,3-1 μg/kg, tùy loại sản phẩm. Quy định này có hiệu lực từ ngày 3/5/2022.

Thông tin chi tiết tham khảo tại: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.115.01.0060.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A115%3ATOC

Trả lời: Đối với những ruộng nuôi tôm quảng canh, nước ao dễ bị trong giai đoạn đầu cấp nước nên rong đáy dễ phát triển và thường phát triển rất mạnh chiếm hết không gian hoạt động của tôm. Các chất diệt rong tảo có khả năng diệt luôn cả thực vật phù du (tảo) và các loài thủy sinh vật khác, gây mất cân bằng sinh thái làm cho thành phần thức ăn tự nhiên trong vuông nghèo hơn. Do đó, đối với ruộng nuôi tôm quàng canh bi rong phát triển quá mạnh, phương pháp thường được khuyên cáo là sử dụng biện pháp thủ công.

Trả lời: Lân hòa tan (PO43-) trong nước có nguồn gốc từ thức ăn thừa, chất thải của tôm… Trong ao đất, lân hòa tan ít khi vượt cao như ở ao lót bạt điều này là do trong môi trường lân dễ bị lớp bùn đáy hấp thu. Một số nghiên cứu cho thấy hơn 50% lượng lân hòa tan bị lớp bùn đáy hấp thu. Do đó, ở ao nuôi thâm canh lót bạt hoặc bể nuôi siêu thâm canh điều này khó xãy ra và lượng lân hòa tan luôn được giữ lại trong nước. Lân hòa tan thì không độc đối với tôm, nhưng nếu ở hàm lượng cao lại là điều kiện tốt cho tảo phát triển, kéo theo nhiều vấn đề khác trong quản lý nước.

Độ độc cấp tính của NO2- phụ thuộc vào giai đoạn, cỡ tôm và độ mặn của nước. Theo theo nghiên cứu trước đây cho thấy độ độc cấp tính của NO2- trong 24 giờ (LC50 24 giờ) đối với tôm 4,5 g là 8,1 mg/L ở độ mặn 0,6‰; 14,4 mg/L ở độ mặn 1‰ và 19,4 mg/L ở 2‰. Nồng độ an toàn của NO2- ở các độ mặn khác từ 0,6; 1,0; và 2‰ là 0,28 mg/L; 0,35 mgL và 0,62 mg/L (Ramirez-Rochin et al., 2017). Như vậy, có thể thấy độ độc của NO2- sẽ giảm theo độ mặn và thực tế rất khó dự đoán nồng độ gây chết của NO2- ngoài ao nuôi vì có nhiều yếu tố chi phối như là nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng oxy trong nước.

Trả lời: Biofloc là các cụm kết dính gồm vi khuẩn, vi tảo, động vật nguyên sinh và các vi sinh vật khác cùng với các mảnh vụn hữa cơ kết thành các hạt biofloc có đường kính 0,1 đến vài mm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 121

Hôm qua 270

Trong tuần 1302

Trong tháng 7462

Tất cả 36256