Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS)

Trong thời gian qua, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS)” với các quy mô khác nhau (10 m3, 40 m3, 100 m3 và 500m3) tại khuôn viên Trường Đại học Cần Thơ và Cơ sở thực nghiệm của Trường ở Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.

Tôm thẻ chân trắng được sản xuất từ hệ thống tuần hoàn CTU-RAS với mật độ 250-400 con/m3, tỷ lệ sống tôm nuôi đạt trên 85%, năng suất đạt 4-6 kg/m3 (40 – 60 tấn/ha/vụ) và Hệ số thức ăn dao động từ 1,08 – 1,14.

Nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn hiện kết hợp đa loài, kín, hiện đại (CTU-RAS) là mô hình thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng nước, tái sử dụng nước hoàn toàn (3 vụ không thay nước), hạn chế thải chất thải,  vi sinh tự nhiên, an toàn sinh học, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, có thể áp dụng cho các qui mô nông hộ hay công ty, thích hợp các áp dụng cho các vùng khác nhau, đặc biệt vùng thành thị, xa biển.

Tôm được bổ sung thức ăn tự nhiên thay thế thức ăn công nghiệp; giảm FCR, tăng cường mùi vi, màu sắc, chất lượng tôm tư nhiên; giảm thiểu sử dụng khoáng, hóa chất, không dùng thuốc kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã làm chủ được công nghệ, công nghệ đã đăng kỳ bản quyền sở hữu trí tuệ, và sẵn sàng tổ chức các khóa tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các địa phương, các công ty và doanh nghiệp nuôi tôm; góp phần mở rộng sản xuất, và phát triển hiện đại và bền vững nghề nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Nguồn: PGS.TS. Lê Quốc Việt, Giảng viên cao cấp Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 34

Hôm qua 58

Trong tuần 92

Trong tháng 2120

Tất cả 80952