Nghiên cứu về chất giải độc H2S – hướng nghiên cứu trên động vật thủy sản

H2S là một khí cực độc đối với con người, động vật trên cạn và động vât thủy sản. Cơ chế gây độc của H2S là ức chế enzyme cytochrome c oxidase, enzyme ở màng trong ty thể từ đó ức chế quá trình lấy oxy (hô hấp); cản trở quá trình phosphoryl hóa-oxy hóa tạo năng lượng cho tế bào; tăng gốc tự do ·OH (hydroxyl radical) gây tổn thương tế bào dẫn đến cái chết của động vật. Thí nghiệm trên ruồi giấm và chuột đã cho thấy Vitamin B12 analog cobinamide có thể là chất giải độc do H2S gây ra nhờ vào cơ chế đảo ngược quá trình ức chế phức hợp IV (complex IV) của ty thể, giúp kích hoạt trở lại enzyme cytochrome c oxidase và trung hòa các gốc tự do sản sinh do quá trình phản ứng của tế bào đối với H2S.

Trên tôm cá, cần nghiên cứu thêm cơ chế ảnh hưởng của cobinamide lên quá trình giải độc do H2S thông qua ngâm, cho ăn trong môi trường có hàm lượng H2S cao. Theo đó, tính hiệu gốc tự do tương đối, hoạt tính enzyme cytochrome c oxidase (COX), độ thể hiện gen COX, tỉ lệ tiêu thụ oxy là những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của một chất có khả năng giải độc H2S đối với động vật thủy sản.

(Nguồn tin: PGS.TS. Huỳnh Trường Giang – Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ)

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 241

Hôm qua 270

Trong tuần 1422

Trong tháng 7582

Tất cả 36376