Phân lập và tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn có khả năng phân hủy chất hủy cơ và kháng khuẩn ứng dụng trong nuôi tôm

Một nghiên cứu được thực hiện tại khoa Thủy sản nhằm phân lập và sàng lọc một số chủng xạ khuẩn từ bùn đáy ao nuôi tôm có khả năng phân hủy hữu cơ và kháng Vibrio parahaemolyticus trong điều kiện in vitro. Từ 40 mẫu bùn được thu từ ao nuôi tôm ở Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau đã phân lập được 161 chủng có khả năng phát triển trên môi trường Starch Casein Agar (SCA), trong đó 54 chủng có đặc điểm nhận dạng giống với giống Streptomyces với các đặc điểm hình thái như tế bào gram dương, dương tính với catalase, âm tính với oxidase và có khả năng hình thành bào tử.

Trong số 54 chủng, 12 chủng thể hiện hoạt tính kháng Vibrio parahaemolyticus với đường kính vòng vô trùng dao động 2,3-32,8 mm, trong đó 04 chủng CM1.1, CM2.4, DH3.4 và TV1.4 thể hiện hoạt tính kháng cao nhất. Bên cạnh đó, chủng DH3.4 được coi là tiềm năng với khả năng sinh hoạt tính enzyme α-amylase, protease và cellulase tương đối cao. Do đó, các chủng này rất tiềm năng để sử dụng cho các nghiên cứu ứng dụng trong nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả nhuộm Gram; hình thái khuẩn lạc Streptomycess; khả năng kháng khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng phương pháp cấy vệt vuông gốc

 

(Nguồn: PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ)

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 18

Hôm qua 324

Trong tuần 929

Trong tháng 7089

Tất cả 35883