Nuôi trồng thủy sản đã đóng góp khá lớn cho việc cung cấp thực phẩm cho con người và tăng trưởng kinh tế. Nuôi trồng thủy sản được dự đoán tiếp tục đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và cung cấp thực phẩm trong tương lai. Nhưng, tăng trưởng sản lượng thủy sản cũng kéo theo ô nhiễm môi trường vì chất thải từ động vật thủy sản và thức ăn dư thừa. Dịch bệnh vẫn là hạn chế lớn đối sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản và gây thiệt hạn kinh tế đáng kể. Trong những năm gần đây, với nổ lực phát triển chiến lược khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm bằng vi sinh vật hữu ích (vi khuẩn có lợi) trong việc giảm sử dụng thuốc và kháng sinh. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã góp phần trong việc tuyển chọn và sàng lọc các loại vi khuẩn có lợi từ các vùng nuôi tôm như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…
Các chủng lợi khuẩn đã được phân lập và sàng lọc bao gồm CM3.1, CM2.2, TV3.1, BT1.2, TV1.2, NH1.2, TB3.2, TB3.3, NH4.1, DH2.1, NH2.2, CN1.3, TB4.3 có hoạt tính enzyme α-amylase, protease, cellulose cao và khả năng kháng với Vibrio parahaemolyticus. Bên cạnh, với việc phát triển tuyển chọn vi khuẩn có lợi, hiện nay việc tập trung nghiên cứu phân lập các loài tảo nước lợ có khả năng kháng khuẩn Vibrio nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất giống và ứng dụng vào nuôi tôm công nghệ cao. Theo đó, vi tảo có khả năng kháng Vibrio cao được nuôi sinh khối qui mô lớn và bổ sung môi trường nước ao ương tôm. Việc kết hợp lợi khuẩn và vi tảo có khả năng kháng sinh vật gây bệnh sẽ góp phần tích tích trong ương tôm giống và nuôi tôm công nghệ cao, không sử dụng kháng sinh, thân thiện với môi trường.
Hiện nay, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đang tiếp tục phân lập và sàng lọc một số loài vi tảo nước lợ có khả năng kháng khuẩn có thể ứng dụng trong thời gian tới.
(Nguồn tin: TS. Huỳnh Thanh Tới, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ)