Mô hình xử lý nước thải thủy sản bằng nuôi trai điệp Hyriopsis cumingii kết hợp vi tảo Chlorella và lợi khuẩn Bacillus

Tạp chí quốc tế uy tín Nature số 12 (2/2022) vừa công bố một nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt trong việc xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản. Đặc điểm của nước thải từ ao nuôi thủy sản là hàm lượng nitơ (N) và phospho (P) cao. Các hợp chất này có thể được sử lý bằng hệ thống nuôi trai điệp/tảo/Bacillus. Ni tơ và phospho sẽ được vi tảo Chlorella vulgaris hấp thu để phát triên sinh khối, và vi tảo này là nguồn thức ăn cho trai điệp Hyriopsis cumingii. Trong khi đó, Bacillus subtilis và B. licheniformis cải thiện enzyme tiêu hóa của trai điệp. Mật độ thả của trai khoảng 4 cá thể/m3, mật độ của của B. subtilisB. licheniformis, và tảo C. vulgaris tương ứng là 0,5; 1, and 2 mL. Hiệu quả xử lý trong mô hình thí nghiệm traiđiệp/tảo/Bacillus có khả năng xử lý 94,7% NH3-N, 92,9% TP và 77,8% COD sau 6 ngày. Đối với thực nghiệm trên sông, 90.000 cá thể trai/ha được thu hoạch và NH3-N, TN, TP và COD duy trì ở mức 0,3; 0,8; 0,3, và 30 mg/L tương ứng sau 35 ngày vận hành.

Qua nghiên cứu này cho thấy hệ thống trai điệp/tảo/Bacillus được đánh giá là hiệu quả. Mặc dù vẫn còn là mô hình và bước đầu thử nghiệm nhưng kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học tham khảo tốt, có thể cải tiến phù hợp với điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long để vừa có thể xử lý nước thải từ các hệ thống nuôi thủy sản thâm canh, siêu thâm canh vừa có thể thu được lợi nhuận từ nguồn nước thải này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 257

Hôm qua 324

Trong tuần 1168

Trong tháng 7328

Tất cả 36122