Tập huấn “Người nuôi tôm chuyên nghiệp” vì sự đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững ngành tôm

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng tổ nhóm đổi mới sáng tạo trong nuôi thủy sản ĐBSCL”, thuộc Chương trình “Dự án Nông nghiệp và thực phẩm” gọi tắc là MAIC – RAF, do tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Úc tài trợ, thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo hợp tác giữa Bộ Ngoai Giao và Đầu tư - Úc và Bộ Khoa học và Công nghệ -Việt Nam, trong 2 năm 2022-2023, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, tập huấn, thi ý tưởng đổi mới sáng tạo, xây dựng các mô hình nuôi tôm…, trong đó có 2 khóa tập huấn “Người nuôi tôm chuyên nghiệp” được tổ chức vào tháng 12-14/9/2023 (Khóa 1) và ngày 29-31/12/2023 (Khóa 2) tại Trường.

 Nội dung của Khóa tập huấn được tích hợp nhiều vấn đề mới và quan trọng trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần trang bị thông tin, kiến thức và kỹ năng toàn diện cho người học là người nuôi tôm, người quản lý, người kinh doanh ngành tôm. Trong 3 ngày của  mỗi khóa tập huấn,  các học viên được giới thiệu, trao đổi, thảo luận 10 chuyên đề  gồm (i) Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm biển cong nghệ cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải Carbon, an toàn và bền vững; (ii) Dinh dưỡng và quản lý thức ăn nuôi tôm, (iii) Quản lý môi trường ao nuôi tôm; (iv) Quản lý sức khỏe tôm nuôi; (v) Nguyên lý và thích ứng với biến đổi khí hậu; (vi) Năng lượng xanh trong nuôi thủy sản; (vii) Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thủy sản; (viii) KInh tế thủy sản – Kinh tế trang trại, chuỗi giá trị, kinh doanh thủy sản, kinh tế tuần hoàn, bình đẳng giới trong nuôi thủy sản; (ix) Chứng nhận trong nuôi thủy sản; và (x) Đổi mới sang tạo – khởi nghiệp thủy sản. Bên cạnh lý thuyết, các học viện được tổ chức tham quan, học tập các phòng thí nghiệm chuyên sâu thủy sản  và các trại thục nghiệm, mô hình nuôi tôm nghệ cao – đặc biệt là hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh theo công nghệ tuần hoàn CTU-RAS tại Trường Đại học Cần Thơ, cũng như tham quan học tập các mô hình nuôi tôm tại các công ty ở địa phương.

Với đôi ngũ giảng dạy và hướng dẫn giàu kinh nghiệm là các Giáo sư, Phó giáo sư và các chuyên gia đầu ngành thủy sản và các lĩnh vực liên quan của Trường Đại học Cần Thơ, và với nội dung chương trình phong phú, mới, tích hợp và thiết thực trong bối cảnh mới, các khóa tập huấn được các học viên và lãnh đạo địa phương đánh giá cao và rất thành công.

Các khóa tập huấn trên đã được triển khai trước tiên cho tỉnh Sóc Trăng, với sự phối hợp và hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Tỉnh; và Khóa thứ hai có sự phối hợp rất hiệu quả của tổ chức GIZ – Đức. Theo kế hoạch, Trường Đại học Cần Thơ sẽ tiếp tục tổ chức các Khóa tiếp theo cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long trong giai đoạn 2 của Dự án MAIC (2024-2026).

Với nội dung mới, tích hợp và bao trùm, hy vọng Khóa tập huấn này sẽ là mô hình mẫu để tiếp tục mở rộng cho lĩnh vực thủy sản nói riêng và các lĩnh vực nông nghiệp nói chung, với sự đồng hành của các bên liên quan, góp phần phát triển bền vững ĐBSCL trong thời gian tới.

  

 

Học viên và giảng viên Khóa 1

 

Học viên và giảng viên Khóa 2

                                                             

 

Gs Ts Trần Thị Thanh Hiền giới thiệu về dinh dưỡng  và thức ăn nuôi tôm

 

PGs Ts Nguyễn Hiếu Trung giới thiệu về nguyên lý và thích ứng Biến đổi khí hậu

  

 

Học viên tham quan, học tập mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn CTU – RAS tại Trường Đại học Cần Thơ

 

Cho tôm ăn bằng bí đỏ - Từ nghiên cứu và ứng dụng của Trường Đại học Cần Thơ

 

 

Tôm nuôi siêu thâm canh, mật độ 500 con/m3 trong hệ thống CTU-RAS

 

Học viên tham quan Khu phức hợp Phòng thí nghiệm – Trường Đại học Cần Thơ

 

 

Gs Ts Trần Ngọc Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ phát biểu tổng kết Khóa tập huấn

 

Bà Quách Thanh Bình – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng phát biểu kết thúc Khóa tập huấn

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 15

Hôm qua 99

Trong tuần 842

Trong tháng 4596

Tất cả 77484