Ứng dụng công nghệ Bioflocs trong sản xuất giống và nâng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng

Trong khuôn khổ Dự án “Đổi mới sáng tạo Tôm Môkông - MAIC” do Trường Đại học Cần Thơ thực hiện, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) Úc tài trợ, thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo hợp tác giữa Bộ Ngoai Giao và Đầu tư - Úc và Bộ Khoa học và Công nghệ -Việt Nam, ngày 18/11/2022, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo - Tập huấn về “Ứng dụng công nghệ Bioflocs trong sản xuất giống và nâng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng”.

Tham gia hội thảo - tập huấn đợt này có 65 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các Sở Khoa học Công nghệ, Chi cục thủy sản, Trung tâm khuyến nông của các tỉnh thành Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Cần Thơ (17 người); đại diện Viên Trường (17 người), đại diện các trại sản xuất giống, các hợp tác xã nuôi tôm và các hộ nuôi tôm ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang (21 người), và doanh nghiệp (10 người). Hầu hết các đại biểu tham dự là công tác viên và thành viên của Dự án MAIC. Chủ trì và trình bày tại buổi hội thảo - tập huấn có GS TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ – Chủ nhiệm dự án, PGS TS Châu Tài Tảo, và các cán bộ Khoa Thủy sản.

Chương trình tập huấn gồm (i) Tham quan, giới thiệu các trại sản xuất giống tôm biển và các cơ sở thực nghiệm tại Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ (ii) Báo cáo về nội dung ương ấu trùng và ương giống tôm thẻ chân trắng theo công nghệ bioflocs (iii) Thảo luận về các nội dung trên và các hoạt động của dự án MAIC trong thời gian tới.  

Công nghệ Bioflocs trong ương ấu trùng và giống tôm thẻ chân trắng do Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và phát triển trong 5 năm qua, từ nhiều tài, dự án khác nhau, đặc biệt là Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ (2017-2022). Đây là công nghệ mới, có nhiều ưu việt quan trong trong sản xuất giống và ương nuôi tôm biển, đặc biệt là không sử dụng kháng sinh, tăng cường an toàn sinh học, cải thiện dinh dưỡng và thức ăn tự nhiên cho tôm; cải thiện môi trường, giảm thiểu thay nước và xả thải, cải thiện tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm giống, và nâng cao sức chống chịu với sốc môi trường. Mô hình đã được ứng dụng thành công ở các trại sản xuất giống trong vùng thời gian qua, và được áp dụng sản xuất giống chất lượng cao tại Khoa Thủy sản – Trương Đại học Cần Thơ, phục vụ sản xuất.

Tại hội thảo-tập huấn, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đề xuất các phương án hợp tác, triển khai ứng dụng rộng rãi vào sản xuất ở các cơ sở và  địa phương  trong thời gian tới.

 

Các đại biểu – thành viên MAIC tham gia Hội thảo, tập huấn tại Trường Đại học Cần Thơ

GS Trần Ngọc Hải chủ trì hội thảo và giới thiệu thảo luận về hoạt động của Dự án MAIC 

PGS Châu Tài Tảo giới thiệu qui trình công nghệ Bioflocs trong sản xuất giống tôm thẻ

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo – tập huấn

Các đại biểu tham quan Trại sản xuất giống tôm của Khoa Thủy sản – Trường Đại học cần Thơ

Ương ấu trùng tôm thẻ theo công nghệ Bioflocs

Tôm giống chất lượng cao từ mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ Bioflocs

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 236

Hôm qua 270

Trong tuần 1417

Trong tháng 7577

Tất cả 36371