Hội thảo về mô hình mới và tiên tiến: Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS)

Ngày 18/6/2022, tại Trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ  ở Thị xã Vĩnh Châu – Tỉnh Sóc Trăng, Khoa Thủy Sản của Trường đã tổ chức Hội thảo tập huấn, giới thiệu “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài” (CTU-RAS)”, trong khuôn khổ Dự án DeMAASERD và Dự án MAIC.

Tham gia hội thảo tập huấn đợt này có 56 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản, Trung tâm khuyến nông các tỉnh thành Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Cần Thơ; đại diện Thị Xã Vĩnh Châu – Tỉnh Sóc Trăng, đại diện các doanh nghiệp, và các hợp tác xã nuôi tôm thuộc Huyện Vĩnh Châu – Tỉnh Sóc Trăng. Chủ trì hội thảo có GS TS Trần Ngọc Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, và PGS TS Lê Quốc Việt, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản.

Chương trình hội thảo tập huấn gồm (i) tham quan giới thiệu mô hình nuôi tôm CTU-RAS đang triển khai tại trại thực nghiệm và (ii) báo cáo, trao đổi các kết quả ứng dụng mô hình CTU-RAS thời gian qua, vấn đề mới, tiên tiến và đề xuất hợp tác ứng dụng rộng rãi mô hình vào sản xuất.

Mô hình CTU-RAS là mô hình mới đã được Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ tập- trung nghiên cứu phát triển tại trại thực nghiệm của Khoa tại Cần Thơ trong hơn 3 năm qua. Các kết quả đã được triển khai thực tế quy mô 1 ha tại Trại thực nghiệm của Trường trong 1,5 năm qua với 5 đợt nuôi tôm, với hệ thống tuần hoàn gồm 8 ao nuôi tôm và 8 ao xử lý, mật độ nuôi 300-350 con/m2, tỷ lệ sống của tôm trên 85% mỗi vụ nuôi, năng suất 35-55 tấn/ha/vụ.  

Các điểm mới và tiên tiến quan trọng của mô hình này lần đầu tiên được ứng dụng cho nuôi tôm thương phẩm, gồm:

  • Hệ thống nuôi tuần hoàn kín, có hệ thống lọc sinh học gồm đa loài thủy sản, kết hợp lọc sinh học bằng giá thể chuyển động.
  • Cho tôm ăn bổ sung bí đỏ, thay thế một phần thức ăn công nghiệp.

Qua đó, môi trường nước rất ổn định; giảm thiểu sử dụng chế phẩm vi sinh, khoáng, hóa chất vào nước; hạn chế sử dụng nước; tái sử dụng nước hoàn toàn,  hạn chế thải chất thải; vi sinh tự nhiên, an toàn sinh học; giúp giảm FCR, tăng cường mùi vi, màu sắc, chất lượng tôm tư nhiên; không bổ sung khoáng, chế phẩm vào  thức ăn; không dùng thuốc kháng sinh, sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh. Việc sử dụng bí đỏ cho tôm ăn còn góp phần quan trọng cho phát triển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Công nghệ đã được Trường Đại học Cần Thơ đăng ký Sở hữu trí tuệ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đề xuất các phương án hợp tác, triển khai ứng dụng vào các địa phương  trong thời gian tới. Các cuộc Hội thảo, tập huấn chuyên sâu và chuyển giao công nghệ sẽ được Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục tổ chức trong thời gian tới.

Đoàn đại biểu tham dự Hội thảo tại Khu nuôi tôm CTU-RAS của Trường Đại học Cần Thơ tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Hệ thống ao nuôi tôm

 

Thảo luận tại Khu nuôi tôm

 

Kiểm tra tôm nuôi

  

Tôm thẻ chân trắng thu hoạch tại Mô hình CTU-RAS

 

Bí đỏ - Thức ăn bổ sung rất quan trọng cho tôm nuôi lần đầu tiên được Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và được sử dụng liên tục trong mô hình CTU-RAS suốt 3 năm qua

 

 

Hội thảo được tổ chức trực tiếp, tại Trại thực nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ  ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng

 

Các lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật các Sở ngành của các tỉnh và đông đảo đại biểu tham dự

GS Ts Trần Ngọc Hải báo cáo kết quả, giới thiệu mô hình CTU-RAS

 

PGS TS Lê Quốc Việt tham luận, trình bày tại Hội thảo

 

Ts Nguyễn Xuân Niệm, PGĐ Sở KHCN Kiên Giang tích cực thảo luận và đề xuất đẩy mạnh hợp tác phát triển mô hình CTU-RAS

 

Đại biểu cùng tham gia trồng rừng tại Trại thực nghiệm, chung tay bảo vệ môi trường

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 34

Hôm qua 58

Trong tuần 92

Trong tháng 2120

Tất cả 80952