Page 37 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 37

quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong chiến
          lược phát triển kinh tế - xã hội, tại đại hội đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc
          lần thứ VI (12/1986), Đảng ta xác định: Mọi chủ trương, chính sách đều chú
          trọng đến việc chăm lo bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người. “Thực chất là
          tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng
          sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”.

               Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
          hội năm 1991 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
          (6/1991) của Đảng xác định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta
          là tiềm lực con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ. Sự nghiệp phát
          triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh
          tế với công bằng và tiến bộ xã hội”. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần
          khẳng định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do
          con người. Vì vậy, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về
          thực chất là chiến lược con người. Do đó cần “Phát huy nhân tố con người
          trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân;
          kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và
          đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích
          lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Tại Hội nghị Ban Chấp
          hành Trung ương lần thứ 4 khoá VII (1993), Đảng ta khẳng định: “Con người
          là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu
          cao nhất của chế độ ta… Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý
          nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn
          của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia”.

               Ở Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), Đảng ta nhận định
          nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với
          nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nguồn
          lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất
          tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến
          gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt
          nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa
          học công nghệ. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng được Đảng ta chú
          trọng, coi đây là động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết
          định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước
          ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn phát triển đất nước bền
          vững không thể không chăm lo phát triển con người. Đảng ta xác định, con
          người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nguồn lực cơ bản,


                                                                                 23
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42