Page 40 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 40

kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng
          mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực thể chất,
          nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công
          dân… Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, gắn kết cung - cầu.
          Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện hỗ trợ chuyển dịch cơ
          cấu lao động và phân bố lao động hợp lý”.

               Qua 35 năm đổi mới, vấn đề quản lý nguồn nhân lực, trong đó trọng
          tâm là phát triển nguồn nhân lực ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan
          tâm, đầu tư và đạt được những kết quả quan trọng, song so với yêu cầu đặt ra
          ở nước ta vẫn còn có mặt hạn chế, nhất là thiếu về nguồn nhân lực chất lượng
          cao. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (01/2021) đã
          xác định thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là
          nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
          10 năm, 2021- 2030, Đảng ta đã nhấn mạnh đến bước đột phá về phát triển
          nguồn nhân lực “Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công
          nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng
          tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt
          Nam. Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng
          giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục,
          đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo
          nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt
          trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây
          dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên
          nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân.”. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện tư
          duy, tầm nhìn mới của Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
          phát triển bền vững đất nước. Để thực hiện thắng lợi bước đột phá chiến lược
          này, cần quán triệt một số chủ trương, giải pháp cơ bản sau:

               Thứ nhất, tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
          chất lượng cao, ưu tiên cho nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực
          then chốt. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam đã đề ra chiến lược, quy hoạch phát
          triển nguồn nhân lực nói chung, nhưng chưa có chiến lược, quy hoạch phát
          triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong chiến lược, quy hoạch phát triển
          nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng chưa xác định rõ nhu
          cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả
          nước cũng như của từng bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, chưa có cơ sở xây
          dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thống nhất,
          đồng bộ để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng


          26
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45