Page 42 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 42

phẩm cuối cùng và thương mại hóa”. Do đó, cần “Tiếp tục thực hiện nhất
          quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực
          then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại... Có chiến lược phát triển
          khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện
          đất nước... Chú trọng phát triển đồng bộ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật
          và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị”. Đồng
          thời, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với đẩy mạnh nghiên
          cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới
          sáng tạo. Cần “Nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cơ cấu
          lại các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hướng lấy doanh
          nghiệp làm trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
          quốc làm mục tiêu”. Khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mở
          trường đại học, viện nghiên cứu chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển
          nguồn nhân lực.

               Thứ tư, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc,
          ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt
          Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng nguồn nhân
          lực là yếu tố quan trọng không chỉ gồm sức khỏe, trí tuệ, năng lực, mà còn
          phải nói đến yếu tố nền tảng đó là văn hóa, tư tưởng. Đại hội lần thứ XIII của
          Đảng chủ trương phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
          cao phải gắn với việc “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
          hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con
          người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Muốn làm
          được, cần “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị
          quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ
          gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới... Từng bước
          vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam, xây dựng con người
          Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và
          giá trị hiện đại”. Bên cạnh đó, cần quan tâm “Xây dựng và thực hiện các
          chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Chú trọng xây dựng môi trường
          văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi quan liêu,
          bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hóa
          doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh. Và khơi dậy khát vọng phát triển
          đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mỗi con người Việt Nam “phấn đấu đến
          giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội
          chủ nghĩa”.



          28
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47