Page 44 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 44
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình. Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-
NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa XII
về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ,…
Có thể nhận thấy, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn xem con
người, nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu, vừa là chủ thể vừa là trung tâm
của mọi chủ trương, đường lối, của toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã
hội đất nước. Con người là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất; đầu tư
cho con người là đầu tư cho phát triển bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh mới,
việc thực hiện thắng lợi bước đột phá chiến lược về nguồn nhân lực sẽ giữ vai
trò quyết định mở đường, phát huy vai trò chủ thể thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị khác.
1.2.2 Chính sách của Nhà nước ta về các vấn đề liên quan đến
nguồn nhân lực
Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng về nguồn nhân lực, Nhà
nước ta cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật phù hợp để các cấp, các ngành
và toàn dân triển khai thực hiện. Hệ thống quản lý nhà nước về nguồn nhân
lực là một hệ thống tổng hợp, thống nhất gồm từ chiến lược, quy hoạch,
chương trình tổng thể, cho đến các bộ luật, luật, văn bản dưới luật, các chính
sách cụ thể liên quan cùng hệ thống tài chính chi đầu tư cho nguồn nhân lực.
Và để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả cần sự phối hợp của cả hệ thống
chính trị trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến nguồn nhân lực.
Thứ nhất, Nhà nước giữ vai trò định hướng phát triển và điều tiết đối
với quản lý nguồn nhân lực thông qua việc ban hành và chỉ đạo thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình,... về quản lý nguồn nhân
lực trên bình diện cả nước, từng ngành, từng địa phương. Xuất phát từ tư
tưởng xem con người giữ vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, con
người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước, nhằm phục vụ con
người, vì lợi ích của từng người, từng tập thể và cả xã hội, trong đó lợi ích cá
nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển, cho đến nay hàng loạt các chiến
lược, quy hoạch ở tầm quốc gia liên quan đến quản lý nguồn nhân lực đã được
ban hành.
30