Page 48 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 48
3. Phát triển nhân lực toàn diện, gồm những yếu tố thể lực, tri thức, kỹ
năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển toàn diện con
người và phát triển đất nước bền vững. Phát triển nhân lực phải có trọng tâm,
trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu
ngành. Trong từng thời kỳ nhất định, theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong nước và đặc điểm bối cảnh quốc tế, phải tập trung giải quyết những vấn
đề cốt yếu có tác động quyết định đến sự phát triển nhân lực và phát triển kinh
tế - xã hội.
4. Phương thức nhân lực Việt Nam phải đảm bảo tính thời đại. Trình độ
kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực Việt Nam phải tiếp cận trình độ các
nước tiên tiến ở khu vực, một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên
thế giới.
5. Phát triển nhân lực phải kết hợp hài hòa đảm bảo công bằng và lợi
ích quốc gia với sử dụng cơ chế và những công cụ của kinh tế thị trường trong
phát triển và sử dụng nhân lực. Đặc biệt, phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo
nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu của xã hội và thị
trường lao động, nhất là các ngành trọng điểm.
6. Phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội. Đẩy
mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Nhà
nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt bằng hệ thống
khung khổ pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực, thực hiện
các chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân
tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực, hỗ trợ phát triển
các nhóm nhân lực đặc thù, nhất là đối với những đối tượng chính sách xã
hội, đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư dễ bị tổn thương (người tàn
tật, người nghèo, cận nghèo, nông dân chuyển đổi việc làm …). Mỗi công
dân, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào phát
triển nhân lực. Thu hút doanh nghiệp tham gia mạnh vào phát triển nhân lực.
7. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong
đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào
tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các
ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến
Chiến lược còn đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển nguồn
nhân lực thời kỳ 2011 -2020 liên quan đến nâng cao trí lực, kỹ năng lao động
và nâng cao thể lực.
34