Page 50 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 50

Trên đây chưa phải là tất cả nhưng với các chiến lược, quy hoạch, đề
          án, chương trình... đã nêu, về cơ bản Nhà nước ta đã hình thành được các định
          hướng phát triển nguồn nhân lực toàn diện, bao trùm nâng cao tâm lực, trí
          lực, thể lực của người lao động. Hầu hết các chiến lược, quy hoạch liên quan
          đến tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đều đề cập đến phát
          triển nguồn nhân lực và thị trường lao động với mục tiêu chung là xây dựng
          một thị trường lao động hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng.

               Thứ hai, hệ thống khung pháp lý về phát triển nguồn nhân lực ở tầm
          hiến pháp, bộ luật, luật và các văn bản dưới luật từng bước được Nhà nước ta
          xây dựng, chỉnh sửa và hoàn thiện.

               Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tại
          điều 61 ghi nhận “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
          dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu
          tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non;
          bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng
          bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên
          nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát
          triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng
          có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển
          nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa
          và học nghề”.

               Nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nguồn nhân lực được
          xây dựng, điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quốc hội đã ban
          hành Bộ luật Lao động trong đó quy định rõ độ tuổi lao động, độ tuổi về hưu,
          bên cạnh đó là Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề
          nghiệp, Luật dạy nghề, Luật bảo hiểm xã hội, Luật cán bộ, công chức, Luật
          viên chức, Luật khám, chữa  bệnh, Luật thi đua khen thưởng, Luật khoa học
          và công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật việc
          làm, Luật bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
          ngoài theo hợp đồng,… Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
          luật hướng dẫn thực hiện những luật trên. Những quy định pháp luật trên đã
          tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý nguồn nhân lực.

               Thứ ba, Nhà nước có vai trò rất lớn đối với việc quản lý nguồn nhân lực
          mà trọng tâm là phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước hoạch định
          các chính sách về kinh tế - xã hội hướng vào đảm bảo không ngừng nâng cao
          đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của dân



          36
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55