Page 54 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 54
sách, biện pháp quan trọng phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phát
triển nguồn nhân lực.
Thực tế cho thấy việc quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực ở nước ta
ngày càng chặt chẽ, đồng thời có sự tăng cường tích cực gắn kết giữa Nhà
nước, xã hội và giáo dục - đào tạo. Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo toàn
diện, đầy đủ và đồng bộ 03 mặt nhiệm vụ đào tạo, sử dụng, việc làm trên cơ
sở đường lối của Đảng. Trong xã hội, việc làm có thể coi như tồn tại chủ yếu
ở 03 dạng tổ chức là các doanh nghiệp, các cơ sở sự nghiệp, văn hóa công lập
và ngoài công lập, các cơ quan nhà nước. Nhà nước xác lập mối quan hệ giữa
việc làm – sử dụng – đào tạo theo 03 loại hình tổ chức lao động trên, mô
phỏng tam giác phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP – WB Report, 1993) về
quan hệ chức năng giữa nhà nước, xã hội và giáo dục – đào tạo.
Hình 1.1. Mối quan hệ chức năng giữa nhà nước - xã hội
và giáo dục - đào tạo trong quản lý nguồn nhân lực
Trên cơ sở chủ trương chung, các bộ, ngành, địa phương cũng xây dựng,
ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực; thực
hiện nhiều giải pháp, chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng
và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bước đầu đạt được kết quả quan
trọng. Nhờ vậy, nguồn nhân lực của nước ta được tăng cường cả về số lượng
và chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê (2021) và văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021), lực lượng lao động của nước ta đã
tăng từ 50,4 triệu người vào năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên khoảng 65% năm 2020, trong
40