Page 57 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 57
thức đào tạo chính quy và thường xuyên (gồm cả vừa làm vừa học và từ xa),
qua giảng dạy trực tiếp và cả trực tuyến.Việc triển khai tăng cường mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục,… tiến tới xây
dựng xã hội học tập, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực và tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi để nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ trong toàn vùng. Ngoài ra, còn có các cơ quan nghiên
cứu khoa học trên địa bàn như Viện lúa ĐBSCL, Viện Cây ăn quả miền Nam,
Viện nuôi trồng thủy sản 2, bệnh viện đa khoa trung ương, học viện chính trị
khu vực IV,… Những đơn vị này có vai trò nghiên cứu khoa học phục vụ cho
lĩnh vực chuyên môn, đồng thời, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các tỉnh/ thành vùng ĐBSCL và cũng là cơ sở giữ chân nguồn nhân
lực chất lượng cao làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững của vùng.
Đồng thời, để hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và
nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, các địa phương, đơn vị trong vùng đã
có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa
phương, đơn vị mình. Chẳng hạn, trường Đại học Cần Thơ đã khởi xướng Dự
án đào tạo 1.000 cán bộ khoa học- kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài cho 13
tỉnh, thành phố trong khu vực (gọi tắt là Chương trình Mekong 1000), được
thực hiện từ tháng 9 năm 2005 có thể coi là một trong những bước đột phá đã
phát triển nguồn nhân lực của vùng một cách vượt bậc đáp ứng thiết thực cho
nhu cầu phát triển của địa phương. Các tỉnh/thành, các trường trong vùng
cũng đã đẩy mạnh triển khai Đề án 911, đẩy mạnh việc đào tạo, đưa đi đào
tạo nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2010-2020. Bên cạnh đó, nhiều địa phương ở ĐBSCL cũng đã tích cực
triển khai thực hiện Ðề án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020" theo quyết định 1956/QÐ-TTg, ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính
phủ, bước đầu giúp nhiều lao động nông thôn có kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, có được việc làm ổn định và tăng thu nhập. Số lao động trong độ tuổi
qua đào tạo được nâng lên, tạo cơ sở để sử dụng hợp lý cơ cấu lao động, từng
bước giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao
động dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Đề án 1956 ở các địa phương đã có
tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh vùng ĐBSCL,
góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách về đào tạo, nguồn nhân
lực vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên về số lượng chất lượng và tương đối
hài hòa về cơ cấu. Mặt khác, không những tạo điều kiện, cơ hội đào tạo nâng
cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực, các tỉnh/thành trong vùng còn mở
43