Page 56 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 56

chính sách chung, vùng ĐBSCL còn có những cơ chế, chính sách đặc thù
          vùng tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. Cụ thể như,
          Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị khóa
          IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo
          đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 28-
          KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm
          vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
          ĐBSCL thời kỳ 2011-2020, Nghị quyết 120/NQ- CP ngày 17/11/2017 của
          Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu,...

               Như vậy, trong hệ thống chủ trương, chính sách đối với nguồn nhân lực,
          có nhữngchủ trương, chính sách tác động trực tiếp và có những chủ trương,
          chính sách có ý nghĩa gián tiếp đối với nguồn nhân lực vùng ĐBSCL. Trong
          đó, các chính sách có tác động trực tiếp đối với nguồn nhân lực vùng ĐBSCL
          được thể hiện cụ thể qua các nhóm chính sách chủ yếu như chính sách đào
          tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách sử dụng đối với nguồn nhân lực,
          chính sách thu hút nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân
          lực. Bên cạnh đó là những chính sách có ý nghĩa gián tiếp, tạo điều kiện, môi
          trường thuận lợi về kinh tế - xã hội để nguồn nhân lực phát triển hài hòa trong
          xã hội, các chính sách đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo của nguồn nhân
          lực; chính sách, cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, …
               Nhìn chung, các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nguồn
          nhân lực đã được triển khai và thực hiện sâu rộng trên các tỉnh/ thành vùng
          ĐBSCL, nhất là về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài thành phố Cần Thơ
          là trung tâm của vùng đã hình thành nhiều trường đại học, cao đẳng, trung
          cấp chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực thì hầu
          hết 13 tỉnh/thành đều có trường đại học và các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng,
          trung cấp. Trong đó, đối với bậc đào tạo đại học nói riêng, từ một viện Đại
          học Cần Thơ được thành lập năm 1966 (nay là trường Đại học Cần Thơ) cho
          đến năm 2000, vùng ĐBSCL chỉ có 02 trường đại học, trong đó có 01 trường
          đại học công lập là Đại học Cần Thơ và 01 trường đại học ngoài công lập là
          Đại học Cửu Long. Năm 2010, toàn vùng có 12 trường đại học, trong đó có
          07 trường đại học công lập (05 trường được nâng cấp từ các trường cao đẳng
          sư phạm hoặc cao đẳng cộng đồng) và 05 trường đại học ngoài công lập. Năm
          2022,  toàn  vùng  có  16  trường  đại  học,  trong  đó  có  09  trường  công  lập,
          07 trường ngoài công lập. Ngoài ra, còn có 02 phân hiệu và 03 cơ sở trường
          đại học (https://trangedu.com/blog/cac-truong-dai-hoc-o-viet-nam/). Với đa
          dạng ngành nghề đào tạo ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; có hai hình


          42
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61