Page 55 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 55
đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,5%, tăng so với năm 2015 (19,9%)… Tỷ lệ
thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm
dần. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động
đến năm 2020 khoảng 32,8%, giảm mạnh so với năm 2015 (44%), vượt mục
tiêu đề ra (dưới 40%). Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng tăng đáng kể,
trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, như: y tế, cơ khí,
công nghệ, xây dựng,... Bên cạnh những điểm tích cực, nguồn nhân lực nước
ta hiện nay vẫn còn những hạn chế trong đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi
ngộ,... Nhất là việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do công tác đào tạo
chưa phù hợp. Hai là việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực cũng gặp khó
khăn khi đối diện trước nạn “chảy máu chất xám” từ trong khu vực phát triển
kinh tế thấp đến khu vực phát triển kinh tế cao hơn ở trong nước, đến việc di
chuyển nguồn nhân lực ra khỏi phạm vi đất nước, định cư và làm việc ở nước
ngoài. Bên cạnh đó, còn có tình trạng “lãng phí chất xám”.
Thực tế trên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta, cũng như các cấp, các
ngành, các địa phương, tổ chức,… cần tăng cường hơn nữa trong việc hoạch
định và thực hiện chủ trương, chính sách, tăng cường đào tạo, phát triển, sử
dụng, phát huy nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo.
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
VÙNG ĐBSCL VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
2
ĐBSCL là vùng đất rộng lớn với tổng diện tích 40921,7 km chiếm
12% diện tích cả nước, gồm 13 tỉnh/ thành với dân số 17422,6 nghìn người,
2
mật độ 426 người/ km chiếm 19% dân số cả nước (Tổng cục Thống kê,
2021). Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, ĐBSCL có lợi thế về
phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo;
là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Để khai thác hiệu
quả và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội thích ứng với bối cảnh trong nước và quốc tế thì vấn đề có ý
nghĩa mấu chốt đó chính là làm sao xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực
đủ về số lượng, cao về chất lượng và hài hòa về cơ cấu.
Thời gian qua, các chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước
ta đã tác động và tạo điều kiện để nguồn nhân lực vùng ĐBSCL từng bước
nâng cao về cả số lượng, chất lượng. Bên cạnh sự tác động của các chủ trương,
41