Page 53 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 53

Bên cạnh các chính sách quy định cụ thể trên 02 lĩnh vực vừa nêu, Nhà
          nước ta cũng đã ban hành các nghị quyết chung về tài chính liên quan đến
          nguồn nhân lực. Cụ thể như Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022
          của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và
          phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy
          định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó Chương
          III quy định tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế
          - dân số; giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết 116/ NQ -
          CP của Chính phủ ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và
          người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID -19 từ Quỹ bảo
          hiểm thất nghiệp. Quyết định số 08/2022/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính
          phủ ngày 28/3/2022 Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê
          nhà cho người lao động, Nghị định số 38/2022/NĐ- CP của Chính phủ, ngày
          12/6/2022, quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo
          hợp đồng, ...
               Thứ năm, để vận hành quản lý việc thực hiện chủ trương, chính sách,
          pháp luật trên cần có sự phối hợp đồng bộ của hệ thống bộ máy quản lý nhà
          nước. Thời gian qua, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về quản lý nguồn
          nhân lực dần được tổ chức và từng bước kiện toàn để nâng cao hiệu lực, hiệu
          quả hoạt động của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trên cả nước.
               Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực hiện nay
          bao gồm: các bộ có chức năng nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về những
          chuyên ngành liên quan tới phát triển nguồn nhân lực gồm Bộ Giáo dục và
          đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ. Các bộ
          có chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực, ngành liên quan tới
          phát triển nguồn nhân lực như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, …Tất
          cả các bộ ngành, địa phương trên cả nước đều có cơ sở trực thuộc trực tiếp
          cung ứng dịch vụ công liên quan tới phát triển nguồn nhân lực trong phạm
          vi quản lý của mình. Nhằm tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý
          đối với phát triển nguồn nhân lực, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết
          định số 1127/ QĐ- TTg ngày 24/8/2012 về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc
          gia thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực và Đào tạo theo nhu cầu xã hội
          giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 337/QĐ – TTg ngày 17/3/2017 về
          việc thành lập Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ
          2016-2021. Nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, tư vấn, tham mưu cho Chính
          phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành, quyết định các chính




                                                                                 39
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58