Page 51 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 51
cư và người lao động, chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, chính sách
về dân số, chính sách khoa học - công nghệ… Bên cạnh đó, cũng có nhiều
chính sách khác có tác động trực tiếp đến quản lý nguồn nhân lực như Chính
sách xã hội hóa giáo dục; Chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo
chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; Chính sách cải cách nội dung,
phương pháp (công nghệ) giáo dục, đào tạo; Chính sách phát triển nguồn nhân
lực (tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, sử dụng, đánh giá, đãi
ngộ…) đội ngũ giáo viên, giảng viên,…; Chính sách đầu vào cho giáo dục,
đào tạo (tuyển sinh, phân luồng,…); Chính sách đào tạo gắn với nhu cầu của
thị trường lao động; Chính sách về đầu tư tài chính cho giáo dục đào tạo;
Chính sách quản lý giáo dục, đào tạo (bộ máy, cơ chế, chức năng, nhiệm vụ
quản lý); Chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế về
giáo dục, đào tạo,…
Cụ thể có một số nghị định đặc biệt như Nghị định số 140/2017/NĐ-
CP, ngày 05/12/2017 của Chính phủ quy định một số nội dung về chính sách
thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Nghị định
141/2013/NĐ – CP, tại khoản 2 điều 9 quy định cụ thể thời gian được kéo dài
thời gian làm việc sau khi giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. Nghị định số
87/2014/NĐ – CP ngày 22/9/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân
hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên
gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Nghị
định số 27/2020/NĐ – CP ngày 01/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 40/22014/NĐ – CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định về
việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Thông
qua việc ban hành, thực hiện hệ thống các chính sách mà Nhà nước tác động
vào quá trình chuẩn bị, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực hướng vào mục
tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống các chính sách, pháp luật trên đây đã tạo ra môi trường pháp
lý và những điều kiện cụ thể thuận lợi trong quản lý nguồn nhân lực và tạo
động lực đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Thứ tư, các chính sách về tài chính liên quan đến nguồn nhân lực ngày
càng được quan tâm đầu tư. Nhà nước đóng vai trò là nhà tài trợ chủ yếu cho
các lĩnh vực liên quan đến nguồn nhân lực, nhất là trên 02 lĩnh vực giáo dục;
y tế - dân số.
Về chính sách tài chính đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, có một số chính
sách, pháp luật liên quan nổi bật như: Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 ngày
3/12/2004 của Quốc hội về giáo dục yêu cầu ngân sách chi cho giáo dục đào
37