Page 58 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 58

rộng chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nguồn nhân lực. Tăng cường các chính
          sách về lương, phụ cấp, đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng, đồng thời, tạo môi
          trường làm việc khoa học, dân chủ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng,
          phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, sức đóng góp của nguồn nhân lực và giữ
          chân nguồn nhân lực cống hiến lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
          của vùng. Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vấn đề về thể lực, sức khỏe,
          đời sống văn hóa tinh thần, chất lượng dân số không ngừng được tăng lên. Có
          được những bước tiến đáng kể này chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo của
          Đảng, sự đầu tư, quản lý của Nhà nước và sự chủ động, tích cực của các tỉnh/
          thành trong vùng đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với công
          tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
          toàn vùng trong tình hình mới.
               Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực trên mọi mặt, nhiều
          chủ trương, chính sách cũng chưa đạt được hiệu quả cao trong quá trình triển
          khai như Đề án 911 hay các chính sách trải thảm đỏ, chính sách đào tạo nghề,
          do đó phần nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của vùng. Dù có nhiều trường
          đại học, cao đẳng, trung cấp nhưng cơ hội việc làm cho lao động được đào
          tạo và lao động đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một bài
          toán khó. Những vấn đề đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực khi vẫn có tình
          trạng khập khiễng giữa nội dung, chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo
          so với yêu cầu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của các nhà tuyển dụng, nhà
          sử dụng lao động. Tình trạng nguồn nhân lực đào tạo ra không có việc làm
          hoặc làm không đúng chuyên ngành là một thực tế hiện nay. Tình trạng chảy
          máu chất xám, nguồn nhân lực di chuyển từ ĐBSCL đến khu vực miền Đông,
          đến thành phố Hồ Chí Minh, một số người đi học nước ngoài ở lại nước sở
          tại làm việc. Tình trạng lãng phí chất xám, tình trạng nhảy việc, phải làm thêm
          nhiều ngành nghề,… là những vấn đề cần quan tâm. Đề án về đào tạo nghề
          nông thôn cũng chưa được phát huy tốt. Tổng số lượng đào tạo nghề theo kế
          hoạch trong giai đoạn 2016 – 2020 ở các tỉnh chiếm dưới 10% tổng lực lượng
          lao động thu nhập.

               Theo  Tổng cục  Thống kê  (2021), ĐBSCL  có  17422,6  nghìn  người,
          trong đó đa phần người dân sống ở nông thôn với 12827,3 nghìn người, ở
          thành thị là 4595,3 nghìn người. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt
          93,9 %, tuổi thọ trung bình 75 tuổi, thấp hơn ở vùng Đông Nam Bộ 1,1 tuổi.
          Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 9361,4 nghìn người, lực lượng lao động
          từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số ở địa phương là 51,8%. Tỷ lệ
          lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo là 14,6% thấp nhất cả nước trong


          44
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63