Page 62 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 62

Để vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, tác động tích cực đến
          kinh tế - xã hội cả nước, vấn đề phát triển nguồn nhân lực của vùng phải được
          quan tâm hàng đầu vì đó là yếu tố quan trọng nhất của quá trình phát triển
          kinh tế và xã hội. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, sử dụng
          và phát huy tối đa nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng. Từ
          đó, cũng đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo trong vùng cần không ngừng
          nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cấp theo chuẩn quốc tế, đổi mới chương
          trình đào tạo, mở rộng ngành nghề và hình thức đào tạo. Gắn kết chặt chẽ,
          thiết thực hơn giữa cơ sở đào tạo với nhà sử dụng lao động cũng như các bên
          liên quan và nhu cầu xã hội để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

               1.4  KẾT LUẬN

               Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh
          chóng mang đến những thành tựu ứng dụng vượt bậc cho nhân loại, song hành
          đó là nền kinh tế tri thức phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế, tri thức
          ngày càng trở thành yếu tố nền tảng, quan trọng để tạo ra sự phát triển nhanh
          chóng của toàn nhân loại. Nhưng tri thức lại do con người - nguồn nhân lực -
          sáng tạo ra không ngừng. Nguồn nhân lực là hạt nhân quan trọng nhất trong
          các nguồn lực, trong lực lượng sản xuất, do vậy, cần tăng cường hiệu quả
          quản lý nguồn nhân lực, nhất là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân
          lực chất lượng cao. Trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực cần tăng cường
          mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và giáo dục – đào tạo, đồng thời tạo hệ
          sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp để thu hút, giữ chân, phát huy sức
          mạnh của nguồn nhân lực. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm
          bảo sự phát triển bền vững, quyết định sự thắng lợi, vị thế của quốc gia, của
          mỗi địa phương, mỗi ngành nghề và mỗi tổ chức trong cuộc đua phát triển.
          Đối với vùng ĐBSCL hiện nay, trước bối cảnh mới, cần có cái nhìn toàn cảnh
          về nguồn nhân lực vùng ĐBSCL để đánh giá đúng thực trạng, từ đó có những
          giải pháp phù hợp, nhất là phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo, cùng góp
          phần phát triển đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
          của vùng trong hiện tại và tương lai.













          48
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67