Page 64 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 64

Chương 2

                       THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
                            TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

                                                             *
                                            Huỳnh Trường Huy  và Lưu Thanh Đức Hải
                                              Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
                                                           *
                                                           ( Email: hthuy@ctu.edu.vn)

               M
                          ục tiêu trọng tâm của chương này tập trung trình bày thực
                          trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng sông Cửu Long trong
                          bối cảnh đổi mới, đặc biệt nguồn nhân lực làm việc tại các
          doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Dựa vào các số liệu thống kê những năm gần
          đây từ Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh
          tranh cấp tỉnh của Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam, nguồn nhân lực
          của vùng đã được khai thác phân tích theo các khía cạnh như lĩnh vực kinh
          tế - nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, một số nét đặc trưng đối
          với nhân lực làm việc tại doanh nghiệp siêu nhỏ. Bên cạnh đó, những cơ hội,
          thách thức và giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực của vùng cũng
          được phân tích và đề xuất nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của
          vùng, đặc biệt là một số lĩnh vực trọng tâm phát triển đến năm 2030.


               2.1  THỰC  TRẠNG  DÂN  SỐ  VÀ  LAO  ĐỘNG  VÙNG  ĐỒNG
          BẰNG SÔNG CỬU LONG

               2.1.1  Dân số và phân bố dân cư

               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong các vùng có dân số
          đông, chiếm khoảng 18,0% dân số cả nước và đứng thứ 3 trong số 6 vùng
          kinh tế (sau Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung).
          Số  liệu  thống  kê  ở  Bảng  2.1  cho  thấy  trong  những  năm  qua,  dân  số  của
          ĐBSCL tăng lên không đáng kể (năm 2010: 17.251 nghìn người, năm 2019:
          19.302 nghìn người).

               Mật  độ  dân  số  trung  bình  của  toàn  vùng  ĐBSCL  năm  2019  là  473
                   2
          người/km ,  sau  Đồng  bằng  sông  Hồng  (1.014  người)  và  Đông  Nam  Bộ
          (725 người). Tỷ suất sinh thô năm 2018 của ĐBSCL thấp nhất trong 6 vùng
          kinh tế là 12,7‰ so với các vùng khác (17-19‰). Do vậy, tỷ lệ tăng tự nhiên
          chỉ là 5,6‰, tương đương khoảng 50% các vùng khác.



          50
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69