Page 68 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 68
Hình 2.1. Tỷ lệ dân số thành thị của vùng ĐBSCL
và 13 tỉnh, thành giai đoạn 2015 – 2018
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020b)
Trong giai đoạn này, tốc độ phát triển dân số bình quân của vùng
ĐBSCL đạt 2,1%, luôn thấp hơn tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước.
Phần lớn các tỉnh có tốc độ phát triển bình quân lớn hơn 2%/năm trong đó có
hai tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cao nhất là Long An (2,18%) và Kiên Giang
(2,13%). Các tỉnh có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất là An Giang (1,85%), Tiền
Giang (1,82%) và Vĩnh Long (1,85%) (Niên giám thống kê, 2016). So với
giai đoạn trước đó, phân bố dân cư của vùng ĐBSCL trong giai đoạn 1996 -
2005 không có sự thay đổi lớn. Dẫn đầu dân số của toàn vùng vẫn là tỉnh An
Giang với trên 2 triệu dân. Trong giai đoạn này, tỉnh Cần Thơ đã được tách
thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nên dân số của từng tỉnh/thành
phố không còn nằm trong nhóm đông nhất của vùng. Nhóm tỉnh có tổng số
dân trên 1 triệu gồm 10 tỉnh trong đó có 3 tỉnh gần đạt tới mốc 2 triệu dân là
Đồng Tháp, Kiên Giang và Tiền Giang, các tỉnh còn lại có dân số trên 1 triệu
là Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh và Sóc Trăng.
Bạc Liêu vẫn là tỉnh có dân số thấp nhất vơi tổng dân số trên 700 ngàn dân
và Hậu Giang có tổng dân số gần 800 ngàn dân.
2.1.2 Tình hình lao động việc làm của người lao động vùng ĐBSCL
Số liệu thống kê về lực lượng lao động vùng ĐBSCL được tổng hợp ở
Bảng 2.5. Tính đến Quý 2 năm 2020, dân số từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt
gần 73,5 triệu người, trong đó 53,1 triệu người thuộc lực lượng lao động. Mặc
54