Page 73 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 73
14,2%. Đây chính là nguyên nhân khiến cho năng suất và thu nhập vùng
ĐBSCL ở mức rất thấp.
Mặc dù trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông, lâm nghiệp
và thủy sản vùng ĐBSCL ngày càng được cải thiện (từ năm 2014 đến năm
2018). Tuy nhiên, trình độ của lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của
khu vực vẫn còn rất thấp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, từ
98,5% năm 2014 lên đến 97,79% 2018.
Bảng 2.8. Lao động khu vực nông nghiệp phân loại theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Năm
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
2014 2016 2018
Không chuyên môn kỹ thuật 98,50 97,93 97,79
Dạy nghề 3 tháng trở lên 0,37 0,71 0,58
Trung học chuyên nghiệp 0,43 0,61 0,72
Cao đẳng 0,21 0,29 0,33
Đại học trở lên 0,44 0,45 0,58
Tổng 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020a)
Ngoài ra, theo Bảng 2.9, thu nhập trung bình của lao động khu vực nông,
lâm nghiệp, thủy sản vùng ĐBSCL ngày càng tăng. Trong đó, thu nhập trung
bình của lao động ngành nông nghiệp thấp nhất, thủy sản cao nhất, phần nào
ảnh hưởng đến sự dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang thủy sản.
Bảng 2.9. Thu nhập trung bình của lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Đơn vị: Đồng
Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
2015 2.825.800 2.760.200 3.942.300
2016 3.100.900 3.490.000 3.873.100
2017 3.223.200 2.850.800 4.831.900
2018 3.775.600 4.614.500 5.097.700
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020a)
Trình độ lao động nông nghiệp khu vực ĐBSCL vẫn ở mức thấp chủ
yếu là không có chuyên môn kỹ thuật, mặc dù có sự cải thiện qua các năm
khi lao động không chuyên môn kỹ thuật giảm từ mức gần 5,14 triệu người
xuống khoảng 4,3 triệu người. Lao động có trình độ học nghề, trung học
59