Page 77 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 77
Ngành công nghiệp của vùng ĐBSCL chưa thu hút được nhiều dự án
đầu tư lớn, tổng giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2016 đạt 578.586 tỷ đồng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3%.
Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của cả vùng đạt 716.000 tỷ đồng
(Hoàng Tùng, 2019). Sự phát triển các ngành công nghiệp chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của vùng nên chưa thể tạo nhiều việc làm ở vùng
nông thôn. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và chi đầu tư phát triển tăng; đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm. Năm 2016, tổng chi ngân
sách của vùng là 77.220 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 9.910 tỷ
đồng, tăng 37,6% so với dự toán; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 258.687 tỷ đồng,
đạt 103,67% kế hoạch đề ra. Nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông giai đoạn năm 2016 -2019 đã được khởi động, một số dự án đã đi
vào hoạt động, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.2.2 Lao động trong lĩnh vực công nghiệp
Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2020 của Tổng cục
Thống kê (2020a), sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2019
của vùng ĐBSCL diễn ra theo xu hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực I
trong nền kinh tế, cụ thể là giảm từ 39,6% năm 2010 còn 28,3% năm 2019.
Trong khi đó, khu vực II và III có đóng góp tăng dần trong cùng giai đoạn và
được ghi nhận tăng tương ứng 25,7% và 34,6% năm 2010 lên đến 26,4% và
44,6% năm 2019. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chắc chắn dẫn đến sự dịch
chuyển lao động tương ứng giữa các khu vực kinh tế, cụ thể tỷ trọng lao động
trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng từ 37,8% năm 2010 lên đến 56,7% năm
2019, đạt tương ứng với 5,73 triệu lao động, xem tại Hình 2.4.
Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp
%
100
37.8
80 56.7
60
40 62.2
43.3
20
0
2010 2019
Hình 2.4. Cơ cấu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020a)
63