Page 78 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 78

Điều đáng chú ý đối với lực lượng lao động ngành công nghiệp đó là
                            1
          năng suất lao động  của ngành này tăng chậm và thấp (chỉ đạt 3,5%/năm) so
          với ngành nông nghiệp (đạt 5,2%/năm) và ngành dịch vụ (đạt 8,3%/năm)
          trong suốt giai đoạn 2010 - 2019. Thực trạng về tốc độ tăng trưởng năng suất
          lao động của ngành công nghiệp tại vùng ĐBSCL ở mức thấp trong thập kỷ
          qua có thể được lý giải như sau: (i) thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, đặc
          biệt thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế, cụ thể vùng ĐBSCL chỉ thu hút
          được chưa đến 6% số dự án và 9% số vốn đăng ký nguồn vốn đầu tư nước
          ngoài của cả nước. Nguyên nhân của việc kém hấp dẫn trong thu hút đầu tư
          của vùng đã được đề cập trong nhiều hội nghị gần đây, chủ yếu liên quan đến
          hạ tầng giao thông, hệ thống logistics; (ii) đặc điểm sản xuất công nghiệp của
          vùng chủ yếu chế biến nông thủy sản theo hướng sơ chế và gia công mặt hàng
          may mặc, giày xuất khẩu cho nên giá trị gia tăng sản phẩm chưa cao; (iii) cơ
          cấu ngành sản xuất công nghiệp của vùng tập trung lĩnh vực thâm dụng lao
          động như chế biến nông thủy sản, gia công sản phẩm thời trang và thủ công
          mỹ nghệ.
               2.2.3  Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

          Dựa vào số liệu của Tổng cục thống kê (2020b) về lực lượng lao động và cơ
          cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo ngành kinh tế  và
                                                                                2
          phân theo địa phương, lao động làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành
          thương mại dịch vụ tại vùng ĐBSCL được tính toán và ước tính dao động từ
          3,3 đến 3,5 triệu người trong tổng số xấp xỉ 10 lao động trong nền kinh tế của
          vùng. Nói cách khác, tỷ lệ lao động ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng
          1/3 lực lượng lao động toàn nền kinh tế của vùng và đáng chú ý rằng tỷ lệ này
          có xu hướng gia tăng đều qua các năm, tương ứng với quá trình chuyển đổi
          cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng phát triển công nghiệp và thương mại
          dịch vụ.











          1  Năng suất lao động = tổng giá trị sản phẩm/tổng số người làm việc bình quân (Nguồn:
           https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-nang-suat-lao-dong-xa-hoi/)
          2  Thông tin chi tiết tại https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0239-
           40&theme=D%C3%A2n%20s%E1%BB%91%20v%C3%A0%20lao%20%C4%91%E1%
           BB%99ng

          64
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83