Page 83 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 83

2.3  CƠ  HỘI  VÀ  THÁCH  THỨC  CỦA  NGUỒN  NHÂN  LỰC
          TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

               2.3.1  Những cơ hội
               Nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc
          gia hay vùng kinh tế đặc thù nói riêng luôn trở thành vấn đề được quan tâm
          từ góc độ thiết kế chính sách vĩ mô cho đến xây dựng chiến lược phát triển
          của doanh nghiệp. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
          tạp trong nửa cuối năm 2021 đã dến sự di cư lao động rời khỏi các địa phương
          được xem là trung tâm kinh tế của cả nước, hay công nghiệp hoá của vùng
          kinh tế động lực phía nam; đầu năm 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểm
          soát cơ bản và nền kinh tế dần dần được khôi phục, vận hành trong bối cảnh
          bình thường mới đã tạo sự an tâm và thu hút lực lượng lao động quay trở lại
          làm việc.

               Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được trình
          bày torng Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
          2021 cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tỏ ra khá lạc quan về
          nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông tại các địa phương
          tương đối đáp ứng nhu cầu công việc và dễ dàng tuyển dụng (xem chi tiết tại
          Hình 2.6).


              100%


               50%


                0%







                 Tỷ lệ DN đánh giá việc tuyển dụng lao động phổ thông tại tỉnh là dễ dàng (%)

             Hình 2.6. Kết quả khảo sát doanh nghiệp về tuyển dụng nhân sự (năm 2021)
                                  (Nguồn: Lam và Anh, 2021)










                                                                                 69
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88