Page 85 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 85
Nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trong bối cảnh bình
thường mới và phòng chống dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu
tư và ứng dụng cơ giới hoá và số hoá trong khâu sản xuất đến thương mại.
Điều này sẽ trở thành xu hướng sản xuất kinh doanh trong tương lai và nó sẽ
tạo ra cơ hội đối với lao động qua đào tạo có kiến thức, kỹ năng vận hành
thiết bị, ứng dụng và khai thác số hoá tại các doanh nghiệp.
2.3.2 Những thách thức
Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, phần lớn các doanh nghiệp
buộc phải ứng phó với sự điều chỉnh nhân sự theo hướng: cho nghỉ việc, cắt
giảm giờ làm, luân chuyển vị trí. Theo Báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2021, có đến 1/3 doanh nghiệp đã tiến hành
cắt giảm lao động trong năm 2020 và xu hướng như thế đã tiếp diễn mạnh
hơn trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp. Điển hình, 33%
doanh nghiệp tư nhân và 18% doanh nghiệp FDI đã tiến hành cắt giảm số lao
động, sa thải 4 hoặc 5 lao động, chiếm 17% lực lượng lao động của doanh
nghiệp. Đáng chú ý, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động như hàng điện tử, may mặc,
chế biến thực phẩm,… số lượng lao động bị cho nghỉ việc dao động từ 100
đến 400 người.
Trong bối cảnh bình thường mới nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao
động cũng như thực hiện giải pháp ứng phó dịch bệnh, một tỷ lệ đáng kể
doanh nghiệp bắt đầu thực hiện tự động hóa, số hóa nhằm thay thế lao động.
Cụ thể, có khoảng 28% đã hoàn thành chuyển đổi và 62% bắt đầu triển khai.
Việc triển khai tự động hóa, số hóa còn góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện
năng suất lao động và chuẩn hoá sản phẩm. Điều này trong dài hạn sẽ dẫn đến
tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đối với lực lượng lao động có tay nghề thấp
hoặc chưa qua đào tạo.
ĐBSCL có được nguồn nhân lực dồi dào - tỷ lệ lực lượng lao động 15
tuổi trở lên trong tổng dân số - chiếm 55,7% so với tỷ lệ chung của cả nước
là 54,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo luôn ở mức thấp
hơn so với cả nước và xu hướng duy trì hơn một thập kỷ qua. Đây chính là
thách thức đối với nguồn nhân lực của ĐBSCL trước bối cảnh ứng dụng tự
động hoá, số hoá trong các lĩnh vực của nền kinh tế.
Thực trạng già hóa lực lượng lao động với chỉ số già hóa toàn vùng là
58,5% năm 2019 và tỷ lệ xuất cư lao động tăng mạnh từ 2,6‰ năm 2005 lên
đến 11,8‰ năm 2020 (Tổng cục Thống kê, 2021). Đây là một trong những
71