Page 90 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 90

Chương 3

                             VỀ XU HƯỚNG VIỆC LÀM
                VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
                     VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                                1*
                                                                                   2
                                                 Lê Văn Nhương  và Đào Phong Lâm
                                              1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
                                2 Trung tâm Quản lý Chất lượng, Trường Đại học Cần Thơ
                                                        *
                                                       ( Email: lvnhuong@ctu.edu.vn)

               N
                        ăm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 9,9
                        triệu lao động so với 54,8 triệu lao động của cả nước, chiếm
                        tỷ lệ 18,1%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong
          vùng ĐBSCL cùng với làn sóng di cư đi và trở về đã tác động rất lớn đến xu
          hướng việc làm của vùng. Các tỉnh trong vùng ĐBSCL đang xây dựng chuỗi
          giá trị liên kết nhằm phát huy thế mạnh của từng tỉnh, tạo thêm nhiều việc
          làm cho người lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực, thế
          mạnh của các tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng tỉnh, nhóm tác giải
          đề xuất một dự báo về nguồn nhân lực của vùng. Dự báo này có thể là cơ sở
          để các tỉnh quy hoạch, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nói
          riêng và vùng ĐBSCL nói chung một cách hiệu quả hơn.


               3.1  XU HƯỚNG VIỆC LÀM Ở VÙNG ĐBSCL
               3.1.1  Thực trạng nguồn lao động của vùng ĐBSCL

               3.1.1.1  Số lượng và tỷ lệ lao động của toàn vùng ĐBSCL

               Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2021, số lao động của vùng
          ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2020 có sự biến động theo xu hướng giảm cả về số
          lượng và tỷ lệ so với cả nước. Trong nội bộ vùng, từng tỉnh cũng có sự thay
          đổi về tỷ lệ trong giai đoạn này. Kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.1.














          76
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95