Page 86 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 86

hệ quả của việc nền kinh tế vùng phát triển chưa tạo ra cơ hội thu hút lực
          lượng lao động địa phương; trong khi đó tình trạng đô thị hoá cũng góp phần
          đẩy một bộ phận lao động nông thôn phải chuyển đổi nghề sang lĩnh vực phi
          nông nghiệp và làm việc tại các địa phương khác ngoài vùng. Vì vậy, định
          hướng phát triển lĩnh vực logistics và thương mại dịch vụ tại vùng trong thời
          gian tới cần quan tâm đến chính sách đào tạo nhân lực để có thể đáp ứng được
          sự phát triển của hai lĩnh vực trên.

               Do đặc điểm của thị trường lao động trong vùng chưa đủ khả năng thu
          hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Điều này dẫn đến
          chưa tạo động lực khuyến khích lao động trẻ theo đuổi việc học tập, phát triển
          bản thân. Bên cạnh đó, báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL năm 2020
          do nhóm nghiên cứu VCCI Cần Thơ cũng đã chỉ ra rằng tình trạng di cư lao
          động của vùng trong một thập niên (2009 - 2019) đạt gần 1,1 triệu (tính tổng
          tích lũy hàng năm) và quan trọng hơn lực lượng lao động này có xu hướng
          định cư và làm việc lâu dài tại các vùng khác, thay vì quay trở về địa phương
          làm việc.

               2.4  NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
          NHÂN LỰC ĐBSCL
               2.4.1  Tổng hợp một số điểm nghẽn trong phát triển nguồn nhân lực

               Kết  quả  đánh  giá,  tổng  hợp  về  thực  trạng  nguồn  nhân  lực  khu  vực
          ĐBSCL trong thời gian qua và nhận định của các chuyên gia đã cho thấy một
          số điểm nghẽn chủ yếu trong phát triển nguồn nhân lực của khu vực ĐBSCL
          như sau:
               (1)  Lợi thế nguồn nhân lực dồi dào không được khai thác tốt như kỳ
                   vọng. ĐBSCL có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ
                   tuổi  lao  động  đều  cao  nhất,  tương  ứng  chiếm  2,9%  và  2,41%
                   năm 2019.

               (2)  Thực trạng già hóa lực lượng lao động và tỷ lệ xuất cư lao động
                   cao trẻ ngày càng cao, với chỉ số già hóa toàn vùng là 58,5% năm
                   2019. Đây là một trong những hệ quả của việc nền kinh tế vùng
                   phát triển không đủ mạnh, chưa tạo đủ cơ hội lao động cho nguồn
                   nhân lực, gây xói mòn năng lực của cộng đồng lao động vùng
                   nông thôn.






          72
   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91