Page 91 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 91

Bảng 3.1. Nguồn lao động và tỷ lệ lao động của các tỉnh, thành trong toàn
          vùng ĐBSCL
                  Địa bàn            2010     2015      2018      2019      2020
          CẢ NƯỚC (nghìn người)    50 473,50  54 266,00  55 388,00  55 767,40  54 842,94
          Toàn vùng (nghìn người)   10 090,80  10 186,80  10 280,40  10 102,10  9 898,90
          Tỷ lệ vùng trong cả nước (%)   20,0   18,8     18,6      18,1      18,0
          Tỷ lệ các tỉnh trong toàn vùng (%):
          Long An                      8,60      9,64      9,79      10,46    10,40
          Tiền Giang                  10,04     10,64     10,95      11,12    11,23
          Bến Tre                      7,88      7,98      7,92       8,20     8,36
          Trà Vinh                     5,78      5,85      5,72       5,73     5,67
          Vĩnh Long                    6,06      6,02      5,91       6,16     6,10
          Đồng Tháp                    9,74      9,68     10,27       9,20     9,27
          An Giang                    12,29     11,11     10,49       9,92     9,96
          Kiên Giang                   9,49      9,45      9,20       9,43     9,33
          Cần Thơ                      6,71      7,10      7,11       7,13     7,24
          Hậu Giang                    4,50      4,32      4,38       4,16     4,06
          Sóc Trăng                    7,45      6,47      6,52       6,51     6,48
          Bạc Liêu                     4,80      5,05      5,03       5,13     5,13
          Cà Mau                       6,67      6,70      6,70       6,84     6,77

               (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021)
               Bảng 3.1 cho thấy số lượng và tỷ lệ lao động của vùng ĐBSCL so với
          cả nước có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2010, ĐBSCL có hơn 10 triệu
          lao động, chiếm 20% lực lượng lao động cả nước thì đến năm 2020 lực lượng
          lao động của vùng chỉ còn gần 9,8 triệu người, chiếm 18% lực lượng lao động
          của cả nước. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu do tỷ lệ gia tăng
          tự nhiên thấp và sự di cư của lao động ra khỏi vùng để tìm việc làm. Trong
          nội bộ vùng ĐBSCL, An Giang và Tiền Giang là 2 tỉnh chiếm tỷ lệ lao động
          lớn nhất vào năm 2010, tuy nhiên đến năm 2020, Tiền Giang và Long An mới
          là 2 tỉnh có lực lượng lao động chiếm có tỷ lệ cao nhất vùng. Nguyên nhân
          chủ yếu dẫn đến sự chuyển dịch này là do sức thu hút lao động của các khu
          công nghiệp gần Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tỉnh có tỷ lệ lao động thấp nhất
          vùng lần lượt là Trà Vinh, Bạc Liêu và Hậu Giang; đây là những tỉnh ven biển
          hoặc kinh tế tập trung chủ yếu về nông nghiệp.

               3.1.1.2  Trình độ lực lượng lao động của vùng ĐBSCL
               Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2021, ĐBSCL là vùng có tỷ lệ
          lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nước. Suốt một thời gian dài cho đến
          trước năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL chỉ đạt dưới
          10% (thấp hơn trung bình cả nước, trên 15%). Sau năm 2010 tỷ lệ lao động


                                                                                 77
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96