Page 96 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 96

3.1.1.6  Lao động trong lĩnh vực y tế

               Trong lĩnh vực y tế, lực lượng y bác sĩ của vùng ĐBSCL chiếm 18,1%
          so với cả nước. Số lượng và tỷ lệ y bác sĩ của vùng ĐBSCL so với cả nước
          trong giai đoạn 2010 – 2021 có xu hướng tăng. Tổng số lực lượng y bác sĩ/1
          vạn dân có tăng nhưng không nhiều trong suốt giai đoạn này. Số bác sĩ/1 vạn
          dân tăng từ 5 bác sĩ/ 1 vạn dân vào năm 2020 lên 6,6 bác sĩ/ 1 vạn dân vào
          năm 2021, Số lượng có tăng nhưng vẫn còn rất ít (Bảng 3.6).

               Bảng 3.6. Lực lượng y bác sĩ của vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 - 2021

                       Năm                  2010       2015      2016       2017
          Cả nước                           193 670    230 913    236 996   231 704
          Vùng ĐBSCL                         35 145     42 980     42 942    43 970
          Tỷ lệ so với cả nước (%)             18,1       18,6       18,1      19,0
          Số lượng/10.000 dân                 20,43      24,43      24,32      24,79
          Trong đó:
          Bác sĩ                              8 622     10 074     10 505    11 726
                Bác sĩ/10.000 dân                5,0     5,7        5,9       6,6
          Y sĩ                               11 250     12 444     12 034    11 307
                Y sĩ/10.000 dân               6,5        7,1        6,8       6,4
          Y tá                               10 286     14 938     15 143    15 601
                Y tá/10.000 dân               6,0        8,5        8,6       8,8
          Hộ sinh                             4 987      5 524      5 260     5 336
                Hộ sinh/10.000 dân                2,9     3,1       3,0       3,0

               (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2022)
               3.1.2  Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh và xu hướng việc làm

               3.1.2.1  Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL

               Theo báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2020 của Phòng Thương mại
          và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giai đoạn 1990 – 2010, sự chuyển dịch cơ
          cấu kinh tế của ĐBSCL chậm hơn nhiều so với cả nước, thậm chí quỹ đạo
          chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn đi ngược hoàn toàn so với quỹ đạo
          của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển dịch chậm này là vùng
          ĐBSCL tập trung chủ yếu cho nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực
          quốc gia. Giai đoạn 2010 – 2019 là bức tranh hoàn toàn tương phản so với
          giai đoạn 1990 – 2010, đặc biệt là sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, kinh
          tế ĐBSCL có những sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu
          kinh tế của vùng ĐBSCL được thể hiện chi tiết qua Hình 3.2.






          82
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101