Page 98 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 98

các đáng kể, các khu vực khác tăng nhanh, đặc biệt là khu vực Dịch vụ - Du
          lịch nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với cả nước (VCCI, 2020).

               Xét về cơ cấu kinh tế theo thành phần, thành phần kinh tế ngoài nhà
          nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo việc làm cho người lao động khi
          tỷ lệ lên đến hơn 90%, tuy nhiên phần lớn trong số này là lao động ở nông
          thôn, gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong các doanh
          nghiệp của vùng ĐBSCL rất thấp, chỉ đạt khoảng 11% (cả nước là 27%). Tỷ
          lệ lao động trong thành phần kinh tế có yếu tố nước ngoài rất mờ nhạt.

               Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển nhanh của các địa phương tiếp giáp
          với vùng Đông Nam Bộ như Long An, Tiền Giang hoặc các địa phương bứt
          phá nhờ kết nối giao thông tốt hơn như Bến Tre, Trà Vinh đã tạo điều kiện
          thu hút thêm các nguồn đầu tư, tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao
          động theo lãnh thổ. Nhiều địa phương như Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,
          Cà Mau, Sóc Trăng đã đầu tư phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế
          biến, đặc biệt là chế biến sản phẩm nông nghiệp và thủy sản là cơ sở để tạo
          thêm nhiều việc làm cho người lao động. Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang,
          Đồng Tháp và An Giang là những nơi đầu tư phát triển mạnh về dịch vụ và
          du lịch, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.
          Ngoài phát triển công nghiệp và du lịch, Thành phố Cần Thơ đã và đang phát
          huy vai trò trung tâm, đầu mối giao thông để đẩy nhanh các hoạt động thương
          mại, vận tải, logistics,… đòi hòi một nguồn lao động có trình độ chuyên môn
          kỹ thuật cao và chuyên sâu.

               3.1.2.2  Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làn sóng di
          cư đến xu hướng việc làm của vùng ĐBSCL

               Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tác động mạnh đến xu hướng việc làm,
          trong đó phải kể đến nhu cầu việc làm trong lĩnh vực Dịch vụ - Du lịch tăng
          đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nguồn lao động cung cấp cho lĩnh
          vực dịch vụ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và
          chất lượng. Lao động hoạt động trong các ngành nghề Nông – Lâm – Ngư
          nghiệp của vùng ĐBSCL vẫn chiếm số lượng nhiều. Trong lĩnh vực công
          nghiệp, nhu cầu về số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở lĩnh
          vực địa chất, khoáng sản, quản lý an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa
          sẽ tăng nhanh do định hướng về phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực
          này từ Nghị quyết số 10-NQ/TW và Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị.





          84
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103