Page 97 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 97

Hình 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực
                            của vùng ĐBSCL giai đoạn 1990 – 2019
                            (Nguồn: Xử lý từ số liệu của VCCI, 2021)


               Hình 3.2 cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực
          ĐBSCL theo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông – Lâm – Ngư nghệp (khu
          vực I), tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp và xây dựng (khu vực II) và tăng
          nhanh ở khu vực Dịch vụ - Du lịch (khu vực III). Giai đoạn 1990 – 2000, tỷ
          trọng khu vực I vẫn còn chiếm khoảng 50% cơ cấu kinh tế, đến giai đoạn
          2000 – 2010 khu vực này bắt đầu giảm mạnh, đặc biệt là đến năm 2019, tỷ
          trọng khu vực I chỉ còn chiếm 28,6% trong cơ cấu kinh tế toàn vùng ĐBSCL.
          Tỷ trọng khu vực II tăng mạnh trong giai đoạn 1990 – 2010 từ 8% lên 25,7%,
          nhưng giai đoạn 2010 – 2109 chỉ tăng từ 25,7% lên 26,6%. Khu vực III giảm
          trong giai đoạn 1990 – 2000 nhưng bắt đầu tăng mạnh trong giai đoạn 2000
          – 2019, tăng từ 32% lên 44,8%.

               Do đặc thù về các thế mạnh vốn có, ĐBSCL không thể giống cả nước
          về cơ cấu. Trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL, tỷ trọng nông nghiệp vẫn
          cao hơn cả nước, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng thấp hơn nhiều so với cả
          nước. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao
          động cũng phản ánh bức tranh đầy tương phản trong các giai đoạn khác nhau.
          Cho đến năm 2010, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn chiếm
          62,2% và tất nhiên các khu vực còn lại sẽ rất thấp, thấp hơn nhiều so với cả
          nước. Đến năm 2019, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp đã giảm một



                                                                                 83
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102