Page 92 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 92

đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL có tăng nhưng trung bình vẫn thấp nhất cả
          nước.

























            Hình 3.1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa các vùng giai đoạn 2008 – 2021
                    (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2022)

               Hình 3.1 cho thấy lực lượng lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL
          có sự thay đổi theo hướng tích cực trong giai đoạn 2008 – 2018, tỷ lệ lao động
          đã qua đào tạo đã tăng đáng kể từ khoảng 7,8% lên khoảng 13,4%. Tuy nhiên,
          tỷ lệ này của vùng ĐBSCL vẫn thấp hơn trung bình cả nước và thấp hơn nhiều
          so với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2018 –
          2021, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL tăng không nhiều, chỉ
          tăng từ 13,4% lên 14,61%. Kết quả này cũng cho thấy số lượng việc làm trong
          vùng ĐBSCL tạo ra trong giai đoạn 2008 – 2021 là không đáng kể, chất lượng
          việc làm và nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng không
          cao. Nguyên nhân của thực trạng thay đổi chậm chạp trong đào tạo lao động
          xuất phát từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài từ 2019 đến 2020,
          nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL gần như tê liệt, các
          nguồn lực tập trung chủ yếu cho công tác phòng và chữa bệnh.

               3.1.1.3  Lao động theo vị thế việc làm

               Theo cách phân loại lao động của Tổng cục Thống kê Việt Nam, lao
          động theo vị thế việc làm gồm các thành phần: làm công ăn lương, chủ cơ sở
          sản xuất kinh doanh, tự làm, lao động gia đình, xã viên hợp tác xã. Xét theo
          vị thế việc làm, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng ĐBSCL tăng từ
          9,82 triệu lên 9,98 triệu trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, tuy nhiên giai đoạn


          78
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97