Page 87 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 87
(3) Chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL còn thấp. Tỷ lệ lực lượng lao
động đã qua đào tạo của vùng năm 2019 thấp nhất cả nước, chỉ đạt
13,6%. Ngoài ra, nguồn nhân lực của ĐBSCL hiện nay thiếu và
yếu không chỉ trong lĩnh vực như: công nghệ thông tin, ứng dụng
công nghệ 4.0, công nghệ cao trong nông nghiệp, thuỷ sản, quản lý
môi trường,… mà còn cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
mới mở.
(4) Thị trường lao động chưa đủ khả năng thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao, chưa tạo động cơ khuyến khích lao động trẻ theo
đuổi việc học tập tự phát triển bản thân và hệ thống giáo dục hiệu
quả hơn.
2.4.2 Một số định hướng giải pháp phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL
Từ việc nhận định những điểm nghẽn về nguồn nhân lực của vùng
ĐBSCL, giải pháp cơ chế đặc thù nhằm phát triển nguồn nhân lực của vùng
sẽ đi theo hai nhóm chính
Nhóm 1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện
các tác nhân đầu vào
Việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực nên được nhìn
nhận thông qua giải quyết hai điểm yếu chính: giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao
vai trò nguồn nhân lực có trình độ. Cụ thể các việc cần làm là:
➢ Thiết kế chính sách tạo động cơ đi học. Các địa phương nên có cơ
chế khuyến khích và chế tài tác động trực tiếp đến hành vi của
người dân, triệt tiêu tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước
mắt khiến họ lựa chọn giải pháp bỏ học sớm ở cấp trung học cơ sở
và trung học phổ thông.
➢ Tạo lập cơ hội việc làm để nâng cao vai trò của nguồn nhân lực có
trình độ cao, tạo động cơ cho lực lượng lao động theo đuổi việc
học tập, phát triển bản thân, kích thích hệ thống giáo dục chuyên
ngành phát triển. giáo dục chuyên ngành cần liên kết với các doanh
nghiệp, thị trường lao động để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng
nguồn lực.
➢ Các chính sách giải quyết những tồn tại của hệ thống giáo dục nên
tác động trực diện vào vấn đề chính yếu gây giảm chất lượng nguồn
nhân lực. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vừa đảm
73