Page 99 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 99

Xét ở góc độ chất lượng nguồn lao động, ĐBSCL là vùng có chất lượng
          thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với những vùng khác trong cả nước. Xu
          hướng chung về việc làm vùng ĐBSCL, lao động giản đơn vẫn chiếm số
          lượng đông, tuy nhiên nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
          bậc trung và bậc cao sẽ tăng rất nhanh; đặc biệt là vùng ĐBSCL rất thiếu lao
          động làm nghề lãnh đạo.

               Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 sẽ làm tăng số lượng doanh
          nghiệp, vì vậy lực lượng chủ doanh nghiệp sản xuất và lao động tự làm sẽ
          tăng lên. Đồng thời, số lượng nhân viên làm công ăn lương sẽ giảm xuống.
          Sau đại dịch, làn sóng di cư đi sẽ tiếp tục, đặc biệt là lao động sản xuất nông
          nghiệp sẽ di cư đến các thành phố lớn ngoài vùng để tìm kiếm việc làm.
               Xét về mặt lãnh thổ, một số tỉnh cửa ngõ với vùng Đông Nam Bộ như
          Long An, Tiền Giang; một số tỉnh phát triển mạnh nhờ kết nối tốt hơn như
          Bến Tre, Trà Vinh sẽ thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh hơn. Nếu
          Thành phố Cần Thơ phát huy được vai trò trung tâm về kinh tế - chính trị -
          văn hóa của vùng ĐBSCL thì sẽ trở thành nơi thu hút rất nhiều lực lượng lao
          động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

               3.2  DỰ  BÁO  PHÁT  TRIỂN  NGUỒN  NHÂN  LỰC  Ở  VÙNG
          ĐỒNG BẰNG SÔNG CỨU LONG
               Dựa  trên  cơ  sở  Lý  thuyết  lợi  thế  so  sánh  của  Heckscher  –  Ohlin
          (Leamer, 1995), kết hợp với thực trạng kinh tế và xu hướng việc làm của vùng
          ĐBSCL có thể đưa ra một số dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của vùng
          trong tương lai.

               3.2.1  Lợi thế so sánh của vùng ĐBSCL so với cả nước

               Trong giai đoạn 2020 – 2030, nông nghiệp vẫn là ngành chủ lực của
          toàn vùng ĐBSCL. Trong đó, chuỗi thủy sản – trái cây – lúa gạo vẫn là sản
          phẩm chủ yếu trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp cuẩ các tỉnh vùng
          ĐBSCL. Bên cạnh nông nghiệp, ĐBSCL sẽ đẩy mạnh công nghiệp chế biến,
          công nghiệp may, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn.
          Tuy nhiên, mỗi tỉnh sẽ có những lợi thế phát triển riêng trong từng lĩnh vực
          cụ thể. Kết quả được tổng hợp qua Bảng 3.7.









                                                                                 85
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104