Page 101 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 101

3.2.2  Dự báo phát triển nguồn nhân lực

               Dựa trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực ở nhiều khía cạnh và lợi thế
          so sánh của các tỉnh trong toàn vùng, có thể đưa ra một số dự báo cho sự phát
          của nguồn nhân lực vùng ĐBSCL.
               - Về số lượng lao động: tổng số lượng lao động của toàn vùng ĐBSCL
          sẽ tiếp tục giảm do tỷ lệ sinh và di cư, trung bình mỗi năm sẽ giảm hơn
          100.000 lao động. Trong 10 năm tới, khu vực ĐBSCL giảm gần 1 triệu lao
          động nếu không có các biện pháp thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp phù
          hợp. Trong năm 2021, đã có 79 dự án FDI đầu tư vào vùng ĐBSCL cùng
          với 1.835 dự án còn hiệu lực là cơ hội để vùng ĐBSCL giữ chân và thu hút
          thêm lực lượng lao động từ các vùng miền khác. Như vậy, lực lượng lao
          động của vùng ĐBSCL sẽ chuyển dịch mạnh sang khu vực kinh tế có các
          dự án đầu tư FDI.

               - Về trình độ của lực lượng lao động: trong thời gian tới, nhu cầu về
          tổng số lao động đã qua đào tạo sẽ tăng trung bình mỗi năm khoảng 1,5%.
          Trong đó, thợ lắp ráp và vận hành máy móc và thiết bị có tốc độ tăng nhanh
          nhất, trung bình khoảng 10%/năm. Tiếp theo là lao động có trình độ chuyên
          môn kỹ thuật bậc cao tăng trung bình khoảng 8%/năm. Nguồn lao động có
          trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung cũng tăng nhưng tốc độ thấp, trung
          bình khoảng 0,6%/năm. Nguồn lao động trong các lĩnh vực cũng tăng nhanh
          với tốc độ trung bình khảng 6%/năm. Nghề trong nông - lâm - ngư nghiệp có
          số lao động giảm với tốc độ cao nhất, trung bình giảm hơn 5%/năm. Ngành
          nghề giản đơn cũng giảm với tốc độ trung bình 0,2%/năm. Như vậy, trình độ
          lao động của vùng ĐBSCL sẽ có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn, số
          lao động đã qua đào tạo sẽ tăng nhanh ở nhóm thợ lắp ráp và vận hành máy
          móc, lao động có trình độ chuyên môn bậc cao do nhu cầu phát triển kinh tế
          - xã hội chung của cả nước. Tuy nhiên, số lượng lao động đã qua đào tạo của
          của vùng ĐBSCL vẫn được dự báo thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Điều này
          đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biệp pháp thu hút lao động hiệu quả
          hơn để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trước mắt, đồng thời phải có
          những kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên
          môn kỹ thuật, vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đảm bảo tính bền vững trong
          tương lai. Kết quả chi tiết về tốc độ tăng trưởng lao động có thể tham khảo ở
          Bảng 3.8.





                                                                                 87
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106