Page 105 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 105

Chương 4

             NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ
            PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                       Đặng Kiều Nhân, Vũ Anh Pháp,
                                                                                   *
                                              Dương Ngọc Thành và Nguyễn Hồng Tín
                                  Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long,
                                                             Trường Đại học Cần Thơ
                                                            *
                                                           ( Email: nhtin@ctu.edu.vn)

               T
                       rong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và nền kinh tế tri thức, phát
                       triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được ưu tiên
                       hàng đầu. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
          ở ĐBSCL trong thời gian qua ở khía cạnh cung cầu lao động cho thấy ĐBSCL
          đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
          hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho mục tiêu
          phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập cần thực hiện
          các nhóm giải pháp khác nhau: các giải pháp về quy hoạch và sắp xếp mạng
          lưới các cơ sở đào tạo; các giải pháp đổi mới mục tiêu, nội dung, phương
          pháp đào tạo; các giải pháp về hệ thống chính sách đào tạo, sử dụng có hiệu
          quả nguồn nhân lực tại chỗ ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

               4.1  GIỚI THIỆU

               Sự phát triển của thế giới đang bước sang giai đoạn mới với những
          thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định
          sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực. Sự thống trị của
          các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động, hay nguồn vốn giờ
          đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng mới là yếu tố cơ bản
          nhất của mọi quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
          Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh
          tranh về hàm lượng chất xám, nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản
          phẩm hàng hoá dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, để có
          được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú
          trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, một vấn đề cấp bách có tầm chiến
          lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới.





                                                                                 91
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110