Page 108 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 108
Ở góc nhìn khác, Hùng và Đỉnh (2011) cho rằng nguồn nhân lực chất
lượng cao là khái niệm để chỉ những người lao động đã được đào tạo, có trình
độ học vấn, trình độ tay nghề cao (về chuyên môn, kỹ thuật) tương ứng với
một ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao động về chuyên môn, kỹ
thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề)
và trên thực tế có kỹ năng lao động giỏi. Những lao động này có khả năng
thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của môi trường công việc, có sức
khoẻ và phẩm chất tốt, có tính kỷ luật, có đạo đức và tác phong nghề nghiệp,
mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình cho sự thành công, phát
triển chung của tập thể. Cao hơn nữa, đó là những lao động có khả năng vận
dụng những tri thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất
nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả cao trong
công việc.
Nhân lực chất lượng cao trước hết phải được thừa nhận trên thực tế,
không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa với
học vị cao. Nhân lực chất lượng cao là những người có năng lực thực tế hoàn
thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp
thực sự hữu ích cho công việc của xã hội (Chu Hảo, 2012).
Tóm lại “Nguồn lực chất lượng cao đó là người lao động có trí tuệ cao,
có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát
huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ
hiện đại” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021)
4.2.2 Phát triển nguồn nhân lực
Nadler and Nadler (1990) cho rằng phát triển nguồn nhân lực và giáo
dục đào tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm. Hai tác giả này định nghĩa:
phát triển nguồn nhân lực là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng
thời gian xác định để tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc.
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính
sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân
lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về
nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển
(Nhơn, 2006).
Thể lực của nguồn nhân lực: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Thể
lực là trạng thái sức khoẻ thể chất của con người, là điều kiện đảm bảo cho
con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng
94