Page 111 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 111

-  Có kiến thức phụ trợ (ngoại ngữ, vi tính) tốt: Rõ ràng để giao lưu quốc
                  tế được phải có trình độ ngoại ngữ nhất định, tối thiểu là phải đọc, hiểu
                  được các tài liệu chuyên môn. Mặt khác, công nghệ thông tin sẽ là công
                  cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển tri thức của mỗi người.
               ➢ Tiêu chí 2: Skill - Kỹ năng làm việc

               -  Kỹ năng nghề nghiệp (chuyên ngành, đa ngành): Khi đã có những
                  kiến thức sâu về chuyên ngành, đa ngành thì một chuyên gia thực sự
                  phải biết sử dụng kiến thức đó một cách thành thục trong các bài
                  toán khác nhau.
               -  Kỹ năng xử lý tình huống: Trong thực tế sẽ có rất nhiều tình huống
                  khác nhau có thể xảy ra mà không một tài liệu, sách vở nào có thể
                  mô tả, hướng dẫn hết được. Một chuyên gia thực sự sẽ biết cách đưa
                  ra các phương án giải quyết hiệu quả trong từng tình huống cụ thể.

               -  Kỹ năng truyền tải kiến thức (trình bày, viết báo cáo khoa học, sách
                  chuyên khảo, …): Có thể nói việc chuyển tải kiến thức của bản thân
                  dưới dạng tường minh là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Điều đó
                  thể hiện rất rõ trong khả năng trình bày trước hội nghị, viết báo cáo
                  khoa học hay sách chuyên khảo.

               -  Kỹ năng giao tiếp chuyên môn (bằng tiếng Việt, bằng ngoại ngữ):
                  Kỹ năng giao tiếp chuyên môn thường là điểm yếu của các nhà khoa
                  học. Có thể kiến thức chuyên môn rất tốt nhưng khả năng giao tiếp,
                  trình bày, thuyết phục, tác động, tạo ảnh hưởng kém, hiệu quả cũng
                  sẽ bị giảm đi rõ rệt.

               ➢ Tiêu chí 3: Experiences - Kinh nghiệm làm việc

               -  Kinh nghiệm chuyên môn: Điều này thể hiện ở số lượng các bài báo
                  khoa học, các đề tài, dự án mà người đó đã từng tham gia, chủ trì.
               -  Thời gian làm việc chuyên môn: Thời gian làm việc chuyên môn
                  càng lâu, càng liên tục, chất lượng công việc càng được nâng cao.

               -  Sự uyên thâm nghề nghiệp: Một chuyên gia thực sự phải thể hiện
                  được mức độ uyên bác của mình trước đồng nghiệp về lĩnh vực mà
                  mình hoạt động.
               -  Kinh nghiệm xử lý tình huống: Kinh nghiệm này thể hiện ở những
                  người có thâm niên nghề nghiệp đã từng trải qua nhiều tình huống
                  khác nhau, đã từng thành công, thất bại trong nhiều trường hợp khác


                                                                                 97
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116