Page 107 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 107
của nguồn nhân lực trong xã hội, được thể hiện vai trò nòng cốt, tiêu biểu đáp
ứng những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của từng quốc
gia, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn. Hay nói cách khác “nguồn nhân lực
chất lượng cao” được đánh giá bởi nhiều yếu tố: thể lực, trí lực, khả năng lao
động, tính tích cực chính trị – xã hội, đạo đức, tình cảm của nguồn lực con
người. Các yếu tố này có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp chủ thể
phát huy hết giá trị của mình.
Tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khoá IX, Đảng
ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao “Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển, giáo dục
đào tạo, khoa học và công nghệ chính là khâu then chốt để nước ta vượt qua
tình trạng nước nghèo và kém phát triển”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X, XI, XII và XIII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi
đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất
lượng cao. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình
sư, kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề
cao. Có chính sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và
ngoài nước, trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo
quan niệm của Đảng, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm đội ngũ các
nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các công nhân kỹ thuật
có tay nghề cao.
Theo Schultz (1972), vốn con người (human capital) được xem chủ yếu
là khả năng thích ứng. Theo phương pháp này, vốn con người là đặc biệt hữu
ích trong việc đối phó với tình huống mất cân bằng, hay rộng hơn, với tình
huống trong đó có một môi trường thay đổi, và người lao động phải thích ứng
với điều này.
Ngoài ra, theo Lan (trích dẫn bởi Liên, 2011) nhân lực chất lượng cao
phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các
thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn
giao tiếp; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo;
tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khoẻ tốt.
Song song đó nhiều nghiên cứu cho rằng nguồn nhân lực chất lượng
cao là khái niệm chỉ lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn
cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng
của công nghệ sản xuất, là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh tế bền
vững Chuẩn (trích dẫn bởi Mai, 2011).
93