Page 106 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 106

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông
                                                               2
          Mekong với tổng diện tích tự nhiên khoảng 39.734 km , gồm 13 tỉnh, thành
          với dân số hơn 18 triệu người. ĐBSCL là vùng nông nghiệp lớn và quan trọng
          của Việt Nam. Hàng năm, vùng này đóng góp hơn 18% GDP quốc gia. Mặc
          dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước,
          nhưng ĐBSCL chiếm hơn 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu,
          70% sản lượng trái cây, 71 % diện tích nuôi trồng thuỷ sản, 60% sản lượng
          thủy sản cho cả nước. Không những thế, tiềm năng ĐBSCL rất đa dạng, phong
          phú, hội đủ các điều kiện trở thành khu vực kinh tế năng động, có sức hấp
          dẫn các nhà đầu tư.

               Tuy nhiên, hạn chế cho sự phát triển kinh tế bền vững của ĐBSCL là
          nguồn nhân lực còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
          kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kết quả phân
          tích ở Chương 3 cho thấy xu thế dịch chuyển nguồn nhân lực ĐBSCL diễn ra
          rất đa dạng. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu
          phát triển kinh tế xã trong tương lai sẽ đối diện với những thách thức nhất
          định. Cho nên, để ĐBSCL phát triển bền vững, tác động tích cực đến kinh tế
          cả nước, vấn đề phát triển nguồn nhân lực của vùng phải được quan tâm hàng
          đầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

               4.2  NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

               4.2.1  Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
               Dưới góc độ định tính, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao
          động có khả năng đáp ứng được những vấn đề quan trọng của kinh tế xã hội
          để từ đó tạo ra hiệu quả cao trong giải quyết công việc cho sự tăng trưởng và
          phát triển kinh tế xã hội. Tiếp cận theo định lượng, nguồn nhân lực chất lượng
          cao là số lượng con người được trang bị tri thức, có trình độ cao về chuyên
          môn. Khái niệm tri thức ở đây bao gồm các nội hàm là con người được đào
          tạo cơ bản, được đào tạo càng cao và chuyên sâu thì nhân lực đó càng có chất
          lượng cao. Còn nói về trình độ cao về chuyên môn tức là nói về cách thức thể
          hiện  tri  thức  đó  trong thực  tế  với  trình  độ  của  các  chuyên  gia  lành  nghề
          (Thanh, 2014).

               Có thể nói “nguồn nhân lực chất lượng cao” là nguồn nhân lực phải đáp
          ứng được yêu cầu của thị trường, đó là có kiến thức: chuyên môn, kinh tế,
          khả năng tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an
          toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với
          công việc. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được hiểu là là một bộ phận

          92
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111