Page 109 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 109
được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động.
Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực,
song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền
thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng
con người.
Trí lực của nguồn nhân lực: là trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
và kỹ năng lao động thực hành của người lao động. Đó là năng lực của trí
tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ
được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực, khai thác và
phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát
huy nguồn lực con người. Nó bao gồm trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên
môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ văn hoá, với nền tảng học vấn
nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ
chuyên môn kỹ thuật đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính
chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao động theo từng ngành
nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân
lực ở xã hội công nghiệp.
Phẩm chất tâm lý xã hội: còn được gọi là tâm lực, văn hóa, chính là
tác phong, tinh thần-ý thức trong lao động như tác phong công nghiệp (khẩn
trương, đúng giờ v.v.), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp
chuyên môn, sáng tạo, năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi
công việc cao thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và
quản lý.
Tổ chức phát triển liên hợp quốc đã khuyến nghị và đưa ra chỉ số để
đánh giá sự phát triển con người (Human Development Index- HDI). Theo
phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo ba yếu tố cơ
bản và tổng hợp nhất: (1) Sức khỏe, tuổi thọ bình quân của dân số; (2) Trình
độ học vấn: Tỷ lệ dân số biết chữ, số năm đi học của một người; và (3) Thu
nhập: tổng sản phẩm trong nước GDP/người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí
lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội
và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử v.v. Với
cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá
trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt
chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý.
95