Page 114 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 114

4.2.6  Năng lực của nguồn nhân lực chất lượng cao

               Năng lực theo tiếng Latin là “phù hợp” (Bueno & Tubbs, 2004). Năng
          lực là những tính chất cơ bản của một cá nhân thể hiện qua thực hiện công
          việc một cách nổi trội và (hoặc) hiệu quả (Boyatzis, 1982). Năng lực thể hiện
          khả năng, công việc một cá nhân có thể làm được. Năng lực chính là sự khác
          biệt đáng kể giữa một cá nhân bình thường và một cá nhân xuất sắc hay giữa
          một cá nhân hoàn thành công việc hiệu quả và một cá nhân làm việc không
          hiệu quả. Mặc dù không quy đổi giữa năng lực và hiệu quả công việc (một
          người làm việc chưa hiệu quả có thể do chưa phát huy hết năng lực), nghiên
          cứu này xem xét cách tiếp cận liên quan đến trọng số và chỉ số năng lực để
          đánh giá chất lượng nguồn nhân lực và yêu cầu năng lực.
               Năng lực có 5 thuộc tính cơ bản bao gồm động cơ, đặc điểm cá nhân,
          vai trò xã hội, thái độ hay giá trị, kiến thức và kỹ năng. Động cơ là những
          điều mà một cá nhân luôn nghĩ về hay mong muốn dẫn đến tạo ra sự nhất
          quán trong hành động. Động cơ là sự ứng xử hướng về các hành động và mục
          tiêu. Đặc điểm cá nhân là những đặc tính và phản ứng của cá nhân đó nhất
          quán đối với các tình huống hay thông tin. Vai trò xã hội là thái độ hay giá trị
          của một cá nhân. Kiến thức là thông tin mà cá nhân có được trong một lĩnh
          vực công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc
          nào đó. Kiến thức và kỹ năng là các yếu tố hữu hình, bên ngoài. Trong khi
          đó, giá trị xã hội và động cơ là các yếu tố phản ánh đặc tính cá nhân bên trong.
          Kiến thức và kỹ năng thuộc về năng lực hữu hình và được gọi là năng lực kỹ
          thuật đòi hỏi bởi công việc. Năng lực vô hình (năng lực bên trong) được gọi
          là năng lực hành vi sẽ định hướng cá nhân đến quá trình thực hiện công việc.
          Theo Spencer & Spencer (1993), các năng lực kỹ thuật tương đối dễ phát triển
          và huấn luyện/đào tạo là cách hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả công việc
          cho nhân viên.
               Ở Việt Nam, khái niệm năng lực được sử dụng rất phổ biến trong giáo
          dục (năng lực giáo viên, năng lực học sinh), quản lý (năng lực lãnh đạo, năng
          lực nhân viên) và kinh tế (năng lực doanh nghiệp, tổ chức). Theo tự điển tiếng
          Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
          hiện một hoạt động nào đó. Đây là phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên
          môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với
          chất lượng cao. Trên cơ sở định nghĩa này, năng lực cá nhân được hiểu là kiến
          thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có, thể hiện
          ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc, đây chính là yếu tố giúp một cá nhân làm
          việc hiệu quả.

          100
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119