Page 115 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 115

4.2.7  Mô hình năng lực và đào tạo

               Trong xã hội, một tổ chức, doanh nghiệp hay một hệ thống hoạt động
          có ba tiêu chí để thể hiện sự thành công bao gồm nguồn lực con người (chất
          lượng), sản phẩm được tạo ra và lợi ích mang lại (lợi ích xã hội, lợi ích kinh
          tế) của đơn vị (Chakrabarty et al., 2010). Trong ba thành phần trên, con người
          là yếu tố quan trọng nhất, tài sản giá trị nhất (Kwon, 2009) quyết định và tác
          động đến hai yếu tố còn lại. Thang đo chất lượng nguồn nhân lực được thể
          hiện thông qua bốn năng lực cơ bản (Ulrich, 1997) gồm (1) kiến thức công
          việc, (2) kiến thức thực hành tốt, (3) những kỹ năng quản lý sự thay đổi, và
          (4) giá trị/chuẩn cá nhân.

               Mối  liên hệ giữa  năng lực  và thực hiện công việc  được đề  cập bởi
          Boyatzis (1982) trong mô hình thực hiện công việc hiệu quả. Mô hình này chỉ
          ra rằng một hành động hiệu quả, và vì vậy dẫn đến kết quả công việc tốt, sẽ
          xảy ra khi ba thành phần: môi trường tổ chức, yêu cầu công việc, và năng lực
          cá nhân đều nhất quán và phù hợp. Hình 4.2 trình bày mô hình thực hiện công
          việc hiệu quả. Theo mô hình này, năng lực cá nhân trình bày khả năng của cá
          nhân thực hiện/xử lý tình huống công việc theo đòi hỏi trách nhiệm của công
          việc/tình huống công việc đó. Các đòi hỏi công việc này được xem như là yêu
          cầu công việc.
               Năng lực cá nhân là đặc tính hay khả năng của một cá nhân thực hiện
          những hành động cụ thể đối với công việc hay tình huống công việc. Thực
          hiện công việc hiệu quả là kết quả của công việc theo yêu cầu thông qua các
          hành động cụ thể trong khi duy trì hay tuân thủ nhất quán với chính sách, quy
          định, thủ tục và điều kiện của môi trường tổ chức. Thành phần yêu cầu công
          việc tiết lộ khả năng cá nhân có thể làm gì và tại sao họ có thể làm được theo
          một cách thức nào đó.
               Tương tự, Bộ Phát triển Quốc tế của Anh cũng đưa ra khung năng lực
          nòng cốt bao gồm nhóm năng lực liên quan đến công việc (yêu cầu công việc),
          nhóm năng lực liên quan đến con người (cá nhân) và nhóm năng lực liên quan
          đến tổ chức (Hình 4.2b). Với khái niệm này, DFID (2010) xác định mỗi nhóm
          năng lực nòng cốt (core competencies) bao gồm ba thành thành phần chính.

               Năng lực (competency) là danh nghĩa hay tên của năng lực nòng cốt
          (core competency) thí dụ như khả năng giao tiếp với người khác;
               Mô tả năng lực (competency descriptor) là sự định nghĩa hay diễn giải
          năng lực nòng cốt là gì, thí dụ khả năng giao tiếp được đánh giá thông qua sự



                                                                                101
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120