Page 120 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 120

4.3.2  Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng
          cao ĐBSCL

               ĐBSCL có mật độ dân số đông và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp. Tổng
          dân số của vùng chiếm khoảng 18% dân số cả nước, thứ 3 trong số 6 vùng
          đông dân số (sau đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền
          Trung). Mật độ dân số trung bình của vùng tương đối cao, năm 2019 là 473
                   2
                                                                           2
          người/km , gần gấp đôi so với trung bình quốc gia (290 người/km ) và cao
          thứ 3 sau Đồng bằng sông Hồng (1.014 người) và đông nam bộ (725 người).
               Cơ hội và thế mạnh: ĐBSCL có nguồn lao động tiềm năng tương đối
          dồi dào, khoảng 10 triệu lao động, chiếm khoảng 59% dân số vùng và 18%
          số lao động của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2019). ĐBSCL có nhiều cơ sở
          đào tạo nhân lực chất lượng cao, từ hệ thống đào tạo nghề bậc trung cấp đến
          cao đẳng và đại học. Có nhiều trường đại học đa ngành đóng góp phát triển
          nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng như: Trường Đại học Cần Thơ,
          Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học An
          Giang, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học Kiên Giang và nhiều
          trường cao đẳng, đại học dân lập như: Tây Đô, Nam Cần Thơ, Cửu Long, Võ
          Trường Toản.

               Bảng  4.1.  Lực  lượng  lao  động  cả  nước  và  các  tỉnh  ĐBSCL  giai  đoạn
          2010-2019
                                                                  Đơn vị (1.000 người)
           Phạm vi                                2010    2015    2019      2019
                                                                         so với 2010
           Cả nước                                50.393   54.266   55.767    5.375
           Đồng bằng sông Hồng                    11.453   12.268   12.438      985
           Trung du và miền núi phía Bắc           6.881   7.443   7.736        855
           Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung   10.944   11.744   11.831      886
           Tây Nguyên                              2.932   3.302   3.486        554
           Đông Nam Bộ                             8.054   9.322   10.174        2.121
           Đồng bằng sông Cửu Long                10.129   10.189   10.102      -27

               (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020)

               Thách thức và hạn chế:  tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất so với
          các vùng khác trong cả nước, chỉ bằng 40% so với đồng bằng sông Hồng,
          47% vùng Đông Nam Bộ và 58% so với trung bình cả nước. Tỷ lệ lao động
          qua đào tạo giai đoạn 2010 - 2019 tăng khoảng 6% nhưng chỉ tăng chỉ cao
          hơn vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Bảng 4.2).




          106
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125